5 thứ cần chuẩn bị để mang theo đến bệnh viện dã chiến nếu lỡ thành F0, số 5 là quan trọng nhất

Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất căng thẳng. Số ca nhiễm mới trong cộng đồng tăng nhanh. Đôi khi ra đường, chúng ta lo sợ không biết mình có tiếp xúc với ‘F mấy’ hay không. Theo Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị thì thời điểm này, bất kỳ ai cũng

Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất căng thẳng. Số ca nhiễm mới trong cộng đồng tăng nhanh. Đôi khi ra đường, chúng ta lo sợ không biết mình có tiếp xúc với ‘F mấy’ hay không.

Theo Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị thì thời điểm này, bất kỳ ai cũng có thể là F0. Vậy nên tất cả mọi người đều phải chuẩn bị tâm lý, không hoảng sợ.

Như ở TP Hồ Chí Minh, nơi hiện là ổ dịch nguy hiểm nhất cả nước đã có tới hơn 16.000 ca nhiễm, con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong vài ngày tới.

Bệnh viện dã chiến đang dần quá tải khi tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Cô-vít mỗi ngày mỗi tăng tại đây, vì thế không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc tình trạng chậm trễ khi cung cấp các vật dụng thiết yếu.

Vậy nên theo bác sĩ chuyên khoa Tống Hồ Tứ Phương, đang công tác tại Bệnh viện dã chiến số 4 thì cực kỳ cần thiết cho những f0 khi phải cách ly ở bệnh viện dã chiến. Thực sự hiện giờ không ai biết trước chuyện gì, nhiều người bỗng một ngày được tin mình là f0 mà hết sức bàng hoàng. Do đó, mỗi người cứ chuẩn bị tâm lý, chuẩn bị những vật dụng cơ bản này trước để đến lúc không may đỡ phải bối rối:

13

#1. Nước uống

Đây là thứ không thể thiếu đối với cơ thể mỗi người, nếu được hãy mang theo bình 5 lít hoặc ít nhất là 1,5 lít/người. Vì đối với các trường hợp được chuyển đến bệnh viện giữa khuya hoặc nhân viên y tế chưa chuẩn bị kịp thì bà con vẫn có đủ nước để uống. Đặc biệt với người nhiễm Cô-vít thì càng cần phải uống nước nhiều hơn.

#2. Thực phẩm khô, lương khô

Mì gói, cháo gói, miến hay phở gói, sữa tươi… Nói chung là đồ đóng gói và ấm đun sôi. Vì lượng bệnh nhân nhập viện điều trị hiện giờ rất đông, mới 4 – 5 ngày thôi mà đã hơn 1.800 người nên sự sơ suất là không thể tránh khỏi, nhất là ở khâu phân chia suất ăn, người thiếu người thừa. Thiếu suất thì được bệnh viện cung cấp thêm nhưng rất lâu sau mới nhận được nên hãy chuẩn bị sẵn sàng.

#3. Xà bông cục và đồ dùng vệ sinh cá nhân

Ngoài bàn chải và kem đánh răng thì các thứ như dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng ẩm cũng cần chuẩn bị và mang theo. Đặc biệt là phải nhớ mang theo xà bông cục để rửa tay đều đặn khi tiếp xúc hay cầm nắm vật dụng trong suốt 21 ngày điều trị hoặc có thể hơn.

Nước sát khuẩn cũng cần được trang bị nhưng sử dụng nhiều hàng ngày không tốt cho da và gây khó khăn trong việc cung cấp vì nó dễ bắt lửa, không đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Nhưng nó có thể được dùng để lau và vệ sinh bề mặt vật dụng.

Một bệnh viện dã chiến tại TP. HCM

Một bệnh viện dã chiến tại TP. HCM

#4. Áo quần và chăn màn

Chọn đồ mặc thoải mái và vừa đủ, có thể giặt mỗi ngày. Nhớ mang theo chăn màn và chai xịt muỗi nữa nhé bà con.

Đây là vài thứ cơ bản để chuẩn bị khi gặp tình huống bất ngờ bị đưa đi. Sau 1 đến 3 ngày ổn định thì có thể nhờ người thân tiếp tế các đồ dùng cần thiết.

Các bệnh viện dã chiến hiện nay được thành lập đúng bản chất tên gọi của nó, được tận dụng từ chung cư bỏ trống khá lâu nên có nhiều khó khăn và hạn chế khi mới đưa vào hoạt động. Vì tình trạng lây nhiễm cao, không ai mong muốn nên mong mọi người hiểu và cảm thông, việc chuẩn bị trước sẽ giúp bà con thích nghi tốt hơn những ngày đầu.

#5 Chuẩn bị tâm lý tốt, tin tưởng vào bác sĩ

Đây chính là điều đặc biệt quan trọng để chiến thắng bệnh tật. Khi bị nhiễm bệnh, mỗi người cần giữ tinh thần lạc quan nhất có thể. Hợp tác với các bác sĩ trong quá trình điều trị, có như vậy bệnh tình mới nhanh thuyên giảm.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X