5 món ăn cải thiện chứng hụt hơi, khó thở các chuyên gia Đông y khuyên F0 khỏi bệnh nên ăn

Do đó, để phục hồi thì cơ thể cần được cung cấp nhiều hơn số năng lượng cần thiết hàng ngày để bù vào. Chỉ có điều, nhiều F0 sau khi khỏi thì lại bị chán ăn nên thành ra việc nạp năng lượng vào không hề dễ dàng. Vì thế, các chuyên gia dinh

Do đó, để phục hồi thì cơ thể cần được cung cấp nhiều hơn số năng lượng cần thiết hàng ngày để bù vào. Chỉ có điều, nhiều F0 sau khi khỏi thì lại bị chán ăn nên thành ra việc nạp năng lượng vào không hề dễ dàng. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chia nhỏ bữa ăn và sử dụng những món dễ ăn, dễ tiêu.

Mình đọc trên VNE có thấy Đông y sĩ Mộc Nguyên (Hội Đông y quận Phú Nhuận, TP HCM) chia sẻ những món ăn thích hợp cho F0 bị hụt hơi, khó thở sau khi khỏi.

Cụ thể là những món nào mình xin được chia sẻ ở bên dưới, mọi người theo dõi nhé.

hình ảnh

Món canh bó xôi gan heo. Ảnh minh họa, nguồn: lurpak

Trứng gà xào lá hẹ

Trứng chứa protein với tác dụng giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Selen và vitamin A, B, K cùng axit amin, chất chống chống oxy hóa trong trứng có thể giúp người bệnh xây dựng hệ miễn dịch mạnh mẽ để chống lại virus.

Bên cạnh đó, trong trứng còn chứa vitamin B2 rất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng. Ăn trứng có thể chống lại nhiễm trùng và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Đông y ghi nhận, lá hẹ là vị thuốc tuyệt vời, có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay. Khi đi vào cơ thể, lá hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Nó còn có khả năng chữa ho, nhuận tràng táo bón, chữa cảm mạo… Đây là những tác dụng tuyệt vời mà F0 mang lại.

Bạn có thể dùng 100g rau hẹ tươi, 2 quả trứng gà ta. Bạn mang rửa sạch hẹ, thái nhỏ, đâp trứng gà, thêm ít muỗi, dầu ăn vào trộn đều. Sau đó, mang xào chín thì tắt bếp, rắc thêm ít tiêu, ăn cùng với cơm.

Món ăn này không chỉ giúp cung cấp năng lượng mà còn thông khí, bổ phổi, giúp dễ thở.

Canh bó xôi gan heo

PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh (Phó Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam) cho hay: Cải bó xôi thuộc nhóm các loại rau ăn thường ngày với tính chất lành và bổ, giúp bổ sung một số vi chất dinh dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng của rau cải bó xôi chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B2, B6, C, D, E, K, sắt, magan, magie, canxi, aixt folic (gấp 3 lần hàm lượng có trong bông cải xanh). Đồng thời, lượng calo, đường và chất béo trong rau cải bó xôi rất thấp nên được đánh gá là rất tốt cho sức khỏe.

Còn gan lợn thì có tác dụng duy trì sự sinh trưởng, làm sáng mắt, phòng trừ bệnh khô mắt, mỏi mắt. Bên cạnh đó, gan lợn còn có hàm lượng đạm cao hơn thịt bò, lợn, dê. Đã thế, trong đó còn chứa vitamin A, B, D, aixt folic, axit nicotinic rất cần thiết cho cơ thể.

Đặc biệt, Đông y liệt gan lợn vào nhóm thực phẩm rất bổ máu vì có hàm lượng sắt cao. Vì thế, những người cần phục hồi cơ thể như F0 vừa ốm dậy nên lựa chọn ăn món này.

hình ảnh

Trứng gà xào lá hẹ rốt tốt cho F0 vừa khỏi. Ảnh minh họa, nguồn: Sina

Cháo sâm khương

Y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của sâm. Theo đó, trong sâm có chứa saponin với tác dụng hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa, kháng viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ cải thiện trao đổi chất, hỗ trợ tăng năng lượng, làm giảm mệt mỏi, giúp bạn ăn ngon, ngủ ngon hơn. Đây đều là những công dụng mà F0 khỏi cô vít đang rất cần.

Cách nấu cháo sâm khương như sau:

+ Lấy 10g gừng tươi cùng 100g gạo tẻ nấu nhừ thành cháo rồi thêm 6g bột nhân sâm vào nấu sôi thêm 5 phú. Cuối cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn là được. Món này nên ăn nóng từ 1 – 2 lần/ngày, liên tục từ 7 – 10 ngày. Món này có tác dụng tăng năng lượng, bồi bổ khí huyết hiệu quả.

Cháo sâm táo

Theo Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc bổ khí (năng lượng), bổ tỳ vị (hệ tiêu hóa), cải thiện thể trạng, làm dịu các cơn đau cấp… Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh táo đỏ có chứa nhiều chất như đường, đạm, chất béo, axit hữu cơ, caroten, vitamin B2, C, P, canxi, photpho, sắt…

Khi kết hợp với sâm, gạo nếp sẽ tạo ra món cháo sâm táo với công dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng, thích hợp với F0 sau khi khỏi.

Cách làm món này như sau: Mang 12g táo đỏ cắt đôi, bỏ hạt rồi ngâm trong nước 15 phút, sắc lấy nước bỏ bã. Gạo nếp mang nấu nhừ thành cháo rồi thêm nước táo đỏ cùng đường vào. Hoặc bạn cũng có thể cho cả nước táo đỏ và gạo nếp vào hầm như thành cháo, thêm đường vừa đủ, ăn nóng. Mỗi ngày, bạn ăn 1 – 2 lần, nên ăn theo đợt từ 5 – 7 ngày liên tục.

Canh đương quy thịt dê

Đương quy đã được các thầy thuốc coi là vị thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Trong cuốn Dược học cổ truyền của GS. BS Trần Văn Kỳ, đương quy có tác dụng rất tốt trong việc dưỡng huyết, trị đau lưng, táo bón, xơ cứng mạch máu não, rối loạn nhịp tim, mất ngủ…

Còn thịt dê là loại thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp nấu thành món ăn bổ khí huyết, tân dịch, an thần cho những F0 vừa khỏi.

Cách làm như sau: Bạn dùng 150 – 200g thịt dê thái miếng vừa ăn, luộc sơ bỏ nước, 10g đương quy, 10g táo đỏ cắt đôi bỏ hạt, 10g long nhãn, 5g kỷ tử, 3 lát gừng cho vào nồi, đổ ngập nước, thêm chút muối hạt, nấu sôi bùng rồi vặn lửa liu riu. Hầm nhừ các nguyên liệu rồi nêm nếm cho vừa miệng để ăn nóng với cơm từ 7 – 10 ngày liên tục.

Đây là những món rất giàu dinh dưỡng, thích hợp với F0 vừa khỏi bệnh nên ăn hàng ngày để nhanh chóng phục hồi cơ thể. Những món này do chuyên gia gợi ý và đã được báo chí chính thống đăng tải nên các mẹ có thể an tâm khi sử dụng.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X