4 thứ trong bếp là ổ vi khuẩn phải thay thường xuyên: Mẹ dù khó khăn cũng đừng tiếc rẻ

Bởi thực phẩm có thể nhiễm bẩn từ đây và gây ngộ đ.ộc, nhiễm bẩn vào đồ ăn nấu nướng hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết các gia đình dù có dọn rửa, lau chùi khu vực bếp núc thường xuyên nhưng lại hay bỏ quên 4 thứ cực kỳ bẩn trong bếp này. Đây

Bởi thực phẩm có thể nhiễm bẩn từ đây và gây ngộ đ.ộc, nhiễm bẩn vào đồ ăn nấu nướng hàng ngày.

Tuy nhiên, hầu hết các gia đình dù có dọn rửa, lau chùi khu vực bếp núc thường xuyên nhưng lại hay bỏ quên 4 thứ cực kỳ bẩn trong bếp này.

Đây là 4 thứ chứa vô cùng nhiều vi khuẩn nhưng lại được dùng hàng ngày trực tiếp lên đồ ăn, lên chén đĩa của chúng ta. Đều là những món đồ không mấy đắt đỏ nên nhà có không dư dả thì các mẹ cũng vẫn đủ sức để thay thường xuyên. Các mẹ chú ý nha.

Miếng bọt biển rửa bát

Đây được xem là nơi sinh sôi vi khuẩn nhanh chóng mặt. Miếng bọt biển rửa bát có thể chứa tới 362 loại vi khuẩn, kể cả vi khuẩn có trong phân như E. coli.

Để miếng bọt biển còn ướt trong bồn rửa nhà bếp là thói quen sai lầm của nhiều người. Thực tế, bồn rửa nhà bếp đã được chứng minh bẩn hơn toilet còn miếng bọt biển được ví như “quả bom vi khuẩn”.

Ảnh minh họa – nguồn internet

Nghiên cứu đăng trên Scientific Reports chỉ ra bồn rửa nhà bếp và miếng bọt biển rửa bát chứa nhiều loại vi khuẩn trong phân, bao gồm cả E. coli gây bệnh đường ruột và ngộ đ.ộc thức ăn. Một thử nghiệm nhỏ trên 14 miếng bọt biển rửa bát đã qua sử dụng ở Đức cho thấy vật dụng này chứa tới 362 loại vi khuẩn.

Để bảo vệ sức khỏe, chuyên gia khuyến cáo nên thay miếng rửa bát mỗi tuần. Trường hợp không muốn tốn kém, các mẹ có thể vệ sinh miếng bọt bằng cách cất chúng trên rổ, giá cho ráo nước; quay trong lò vi sóng một phút hoặc bỏ vào máy rửa bát ở chế độ sấy khô mỗi ngày.

Ảnh minh họa – nguồn internet

Miếng cọ sắt

Với cấu tạo phức tạp, nhiều sợi sắt xoắn vào nhau khiến cặn bẩn, thức ăn thừa dễ mắc vào mà khó lòng rửa sạch. Lâu ngày, miếng cọ sắt sẽ tích tụ được một núi vi khuẩn, từ đó lây bệnh cho cả nhà.

Ảnh minh họa – nguồn internet

Bởi vậy, các mẹ cũng nên thay miếng cọ sắt thường xuyên, dùng một thời gian rồi thì thay miếng mới chứ chớ có tiếc rẻ kẻo rước bệnh cho cả nhà mà không hề hay biết đấy ạ.

Thớt

Thớt là vật dụng quen thuộc và không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu không được làm sạch và bảo quản đúng cách, thớt có thể trở thành “kẻ s.át nh.ân”. Bởi các vết trầy xước trên mặt thớt sẽ ẩn chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn.

Đặc biệt, nếu thớt bị nấm mốc, có chứa chất aflatoxin, chỉ với 1mg chất này khi vào cơ thể cũng đủ khiến con người có nhiều nguy cơ mắc u.ng th.ư, nếu cùng lúc ăn tới 20mg chất này, nguy cơ t.ử vo.ng là rất cao.

Ảnh minh họa – nguồn internet

Một khi thớt bị nhiễm khuẩn nặng thì khi thái rau, thịt… trên đó sẽ bị nhiễm khuẩn, khi ăn vào dạ dày sẽ dễ dàng trở thành nguồn lây bệnh.

Ngoài việc sử dụng riêng thớt thái đồ sống và đồ chín ra thì khi thấy thớt có đốm nấm mốc, nó cần được xem xét để thay bỏ. Với thớt nhựa gặp tình trạng này, các mẹ có thể ngâm và rửa bằng thuốc tẩy pha loãng 1:1000, sau đó khi mà các đốm mốc đen biến mất, các mẹ có thể tiếp tục sử dụng nó.

Đũa

Đũa là đồ dùng không thể thiếu trên bàn ăn của mỗi gia đình, tuy nhiên đũa sử dụng lâu không thay sẽ sản sinh ra chất aflatoxin gây u.ng th.ư gan. Bản thân đũa, đặc biệt là đũa tre, gỗ không phát triển aflatoxin, mà đũa không sạch sẽ có xu hướng lưu trữ tinh bột, trong môi trường ẩm ướt, những chiếc đũa này dễ bị mốc, và từ đó sản sinh đ.ộc tố aflatoxin.

Ảnh minh họa – nguồn internet

Ngoài ra đũa gỗ, tre sử dụng thời gian dài, có thể bị nứt, những vết nức nhỏ này cũng rất dễ ẩn giấu bụi bẩn, vi khuẩn, sau khi bị nhiễm mốc sẽ sản sinh aflatoxin. Để hạn chế điều này tốt nhất bạn nên thay đũa trong vòng 6 tháng.

Vậy nên, các mẹ phải chú ý khử trùng khi sử dụng đũa, và lau khô đũa sau khi sử dụng. Tốt nhất nên thay đũa 3 tháng một lần.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X