4 nguyên nhân cụ thể khiến người mắc Covid-19 qua đời: Không riêng phổi, virus ‘xâm chiếm’ hàng loạt cơ quan

Tình hình dịch bệnh ở nước ta đang diễn biến cực kỳ phức tạp. Trong mấy ngày trở lại đây, số ca nhiễm liên tục ngót nghét sát 10.000 ca. Nhiều địa phương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn chưa thấy

Tình hình dịch bệnh ở nước ta đang diễn biến cực kỳ phức tạp. Trong mấy ngày trở lại đây, số ca nhiễm liên tục ngót nghét sát 10.000 ca. Nhiều địa phương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn chưa thấy hạ nhiệt nhiều.

Hàng ngàn người qua đời vì Covid-19, chuyên gia nêu lý do phổ biến ở những người này

Theo GS. Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, Tổ trưởng tổ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng) cho hay: Có khoảng 50 – 60% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng, 30% người có triệu chứng nhẹ như cảm cúm, 10 – 15% cần hỗ trợ oxy và thuốc, 5 – 10% người cần thở máy, lọc máu, ECMO.

2

Theo ông, nguyên nhân đầu tiên dẫn tới việc người nhiễm Covid-19 qua đời là vì virus tấn công nhiều cơ quan. ‘Lâu nay, mọi người thường nghĩ virus tấn công phổi và gây tổn thương phổi. Thế nhưng, trên thực tế virus còn tấn công hàng loạt cơ quan khác trong cơ thể. Virus Covid-19 chui qua tế bào niêm mạc hô hấp rồi chuyển thông tin để chỉ huy tế bào, tổng hợp thành phần và tái tạo ra nhiều virus mới. Sau đó chúng sẽ phá hủy tế bào cũ rồi theo đường máu đi khắp nơi. Vì thế, Covid-19 không chỉ gây bệnh ở phổi mà là toàn thân’, GS. Bình nói.

Vị giáo sư này cũng chỉ ra rằng nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy virus trong thận, ruột non, não, tim, tuyến tụy, gan… Nó gây tổn thương các cơ quan theo 2 cách là tấn công trực tiếp vào cơ quan và gián tiếp qua cơ chế miễn dịch, làm tăng yếu tố kháng đông và giảm yếu tố giảm đông. Cuối cùng, huyết khối được hình thành ở cả mạch máu nhỏ và mạch máu lớn.

‘Người ta đã phát hiện ra rằng phổi bệnh nhân Covid-19 có nhiều nơi bị tắc, không chỉ ở động mạch, mao mạch phế nang mà cả tĩnh mạch phổi. Cục máu đông ở tĩnh mạch phổi sẽ theo dòng máu đi về tâm nhĩ trái, gây tắc mạch toàn thân. Điều đó khiến cơ thể bệnh nhân Covid-19 bị tắc mạch nhiều nơi từ não tới chân’, ông phân tích.

Không chỉ thế, gần đây các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng tỷ lệ bệnh nhân bị tắc mạch khá lớn. Kết quả giải phẫu bệnh nhân Covid-19 qua đời đều bị tắc mạch cao gấp 9 lần so với nhóm bệnh nhân nhiễm virus khác. Vì thế, tắc mạch chính là một trong những nguyên nhân lớn khiến bệnh nhân Covid-19 qua đời.

GS Bình nhận định, trong đợt dịch đang diễn ra, tỉ lệ tử vong tại nước ta tăng có nguyên chính do quá tải. Trong một thời gian ngắn các cơ sở y tế tiếp nhận quá nhiều bệnh nhân nên “không kịp trở tay”. Vì vậy, để hạn chế tử vong cần hạn chế số lượng người nhiễm mới và hạn chế số lượng bệnh nhân nhẹ chuyển nặng.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến bệnh nhân Covid-19 qua đời là tuần hoàn của bệnh nhân. GS Bình lưu ý, trong đánh giá bệnh nhân Covid-19, ngoài hô hấp, cần quan tâm đến tuần hoàn vì khoảng 15-20% bệnh nhân Covid-19 bị viêm cơ tim và tắc mạch, ngoài ra khoảng 5-10% tổn thuơng thận, tổn thương gan, có biến chứng trong não… Vì vậy vừa can thiệp oxy, vừa đảm bảo cả tuần hoàn, thần kinh, chống cơn bão cytokine, điều trị triệu chứng và điều trị các bệnh kèm theo.

Ông cũng khuyến cáo các bác sĩ, ngoài đánh giá tiêu chí về SpO2, chức năng phổi cần quan sát toàn thân, quan tâm đến ý thức, mệt cơ, nhịp thở, các phản xạ ăn uống của bệnh nhân, bởi thực tế đã có trường hợp thở oxy quá lâu đến nỗi mệt và ngừng thở.

GS Bình cũng cho rằng tại mỗi trung tâm hồi sức Covid-19 rất cần có các máy siêu âm để chẩn đoán phổi, cơ hoành, áp lực tim, chức năng tim, đo tĩnh mạch chủ dưới…

4

Trước đó, nghiên cứu khoa học từng tìm ra điểm chung ở những người qua đời vì Covid-19

Theo đó, một công trình nghiên cứu đánh giá đặc điểm của bệnh nhân Covid-19 qua đời ở bệnh viện Tongji Vũ Hán – nơi chuyên tiếp nhận điều trị cho F0 nặng hoặc nguy kịch. Công trình này đã đánh giá 113 trường hợp qua đời thông qua việc khám nghiệm thi thể người mất được đăng tải trên Tạp chí BMJ, ngày 26 tháng 3 năm 2020.

Kết quả cho thấy: Độ tuổi trung bình của nhóm người qua đời là 68 lớn hơn đáng kể so với nhóm hồi phục. Trong đó, giới tính nam có tỷ lệ qua đời cao hơn chiếm 73%.

Cao huyết áp mạn tính và bệnh tim mạch khác kèm theo thường xuất hiện ở nhóm người qua đời cũng chiếm tỷ lệ cao. Bệnh nhân có dấu hiệu khó thở, tức ngực và rối loạn ý thức cũng có tỷ lệ qua đời cao hơn. Thời gian trung bình từ lúc khởi phá bệnh tới khi qua đời là 16 ngày (dao động từ 12 – 20 ngày). Tăng bạch cầu ghi nhận ở 50% bệnh nhân qua đời.

Nồng độ máu của alanine aminotransferase, aspartate aminotransferase, creatinine, creatine kinase, lactate dehydrogenase, cardiac troponin I, N-terminal pro-brain natriuretic peptide, and D-dimer ghi nhận ở nhóm người qua đời cao hơn rõ rệt so với nhóm hồi phục.

Những biến chứng phổ biến thường gặp ở bệnh nhân Covid-19 qua đời lần lượt là: suy hô hấp cấp tính, suy hô hấp type, nhiễm trùng huyết, chấn thương tim cấp tính, suy tim, tăng kali máu, chấn thương thận cấp tính, thiếu oxy gây bệnh não. Với người mắc bệnh tim mạch, khả năng cao sẽ bị biến chứng tim.

Người mắc Covid-19 có tiền sử bệnh tim mạch, bất kể dạng nào thì chấn thương tim cấp tính và suy tim là biến chứng phổ biến khiến họ qua đời. Tuy nhien, biến chứng tim mạch không chỉ xảy ra ở nhóm bệnh nhân qua đời có bệnh lý tim mạch sẵn mà ở cả người không có tiền sử bị bệnh tim.

Ngoài ra, tình trạng viêm phổi nặng và cơn bão cytokine được quan sát thấy ở nhóm người qua đời. Trong đó có nhiều bệnh nhân đã được điều trị bằng glucocorticoid. Nhiều bệnh nhân trong nhóm qua đời được giúp thở do thiếu oxy máu nặng. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu khẳng định: không thể kết luận về tác dụng của thuốc kháng virus có lợi hay hại mà cần nghiên cứu thêm.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X