4 dấu hiệu bé muốn được mẹ ôm ấp vỗ về, đừng phớt lờ vì con chỉ lớn 1 lần trong đời

Vì con còn quá nhỏ nên cha mẹ thường không để ý đến những tín hiệu của con, và có thể hiểu lầm rằng con vô cớ làm phiền. Các bậc cha mẹ hãy luôn chú ý đến nhất cử nhất động của bé, và một số dấu hiệu bé muốn làm nũng, được bố

Vì con còn quá nhỏ nên cha mẹ thường không để ý đến những tín hiệu của con, và có thể hiểu lầm rằng con vô cớ làm phiền. Các bậc cha mẹ hãy luôn chú ý đến nhất cử nhất động của bé, và một số dấu hiệu bé muốn làm nũng, được bố mẹ yêu thươn và ôm ấp.

Kể các mẹ nghe, con gái em lúc nào cũng rên rỉ khi được 3 tháng, lúc đầu em cứ nghĩ con đói hay muốn thay tã, nhưng sau khi giải quyết xong hai việc này, trông con gái vẫn không vui. Thử đủ cách mới hiểu thật ra con chỉ năn nỉ đòi ôm. Em nhớ rõ khi bế bé lên, con rất vui mừng, dụi mặt vào người mẹ và nhất quyết không buông.

Sau đó, em quan sát thấy tiếng rên rỉ đòi được ôm của con gái khác với tiếng kêu đói của con, nên bất cứ khi nào con gái đưa ra “mật khẩu”, em và bố nó đều đến kịp thời. Những cái ôm là cách cơ bản để xây dựng mối quan hệ cha mẹ – con cái. Vòng tay của bố và mẹ giúp giảm bớt sự khó chịu về thể chất của bé và khiến bé cảm thấy dễ chịu. Ngoài việc nhắc nhở người lớn bằng “tiếng vo ve”, những động tác nhỏ bé thường làm cũng có nghĩa là chúng muốn được gần gũi bố mẹ.

1. Dõi mắt theo bố mẹ

Khi mới sinh, tầm nhìn xa của bé khoảng 20cm, khi được bế trên tay có thể nhìn rõ khuôn mặt bố mẹ. Chẳng bao lâu nữa thị lực của bé sẽ được cải thiện, đạt khoảng 3 mét khi được 3 tháng. Bé 3 tháng tuổi đang ở giai đoạn tập lật người, “mắt” dù đã cải thiện nhưng vẫn chưa thể cử động theo ý muốn nên bé chỉ có thể nhìn theo bố mẹ bằng ánh mắt di chuyển, nghe tiếng mẹ ở đâu là mắt liền lia về phía đó. Đừng bỏ qua dấu hiệu bé muốn gần gũi bố mẹ, không nhất thiết phải bế con lên, chỉ cần tỏ ra mẹ có chú ý là bé đã rất vui rồi.

hình ảnh

Ảnh Sina

2. Bé quấy khóc cho đến khi toại nguyện

Trẻ sơ sinh dùng tiếng khóc để biểu đạt nhu cầu của mình. Khóc có thể là cách bé đòi được ôm ấp. Cha mẹ có thể băn khoăn liệu mình có làm hư trẻ khi bế ẵm con quá nhiều, hãy yên tâm, trong những tháng đầu đời, bé sẽ không bị làm hư bằng cách này. Tiếng khóc của bé sẽ như rên rỉ kéo dài, không gắt như lúc đói và chỉ ngưng khi bố mẹ vỗ về con.

3. Giơ tay vẫy

Khi bé muốn gần bố mẹ mà không ngồi dậy được, bé sẽ nằm trên giường và giơ tay để đòi một cái ôm. Nếu người lớn không đáp lại cử động của bé, bé sẽ tăng cường khua tay, nhấc chân đạp xuống giường khi bé lo lắng. Nếu gợi ý của bé quá rõ ràng mà bố mẹ vẫn không ôm con thì con sẽ buồn lắm đó.

hình ảnh

4. Kéo tóc, bám quần áo bố mẹ

Để đạt được “mục đích” của mình, bé có thể sẽ làm một số hành động “khó ưa”. Chẳng hạn như khi bố mẹ bế con, và con muốn có thời gian ở bên nhau lâu hơn, em bé sẽ bắt đầu giật tóc người lớn và bám vào quần áo của mẹ, rõ ràng đây là thái độ không muốn xa mẹ giây nào.

Ngoài những biểu hiện bé muốn được ôm rõ ràng kể trên, mỗi bé lại có một cách biểu hiện riêng. Cha mẹ có thể rút ra bài học từ sự quan sát kỹ lưỡng của mình trong quá trình chăm sóc con. Trẻ sơ sinh trước 1 tuổi cần được ôm đúng lúc để không những không làm hư trẻ mà còn tăng cường cảm giác an toàn bên trong, giúp con ít quấy khóc hơn.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X