4 biểu hiện bất thường ở bàn tay cảnh báo gan bị tổn thương

4 biểu hiện ở ngón tay chứng tỏ gan bị tổn thương Móng tay ngón giữa có sọc dọc, bề mặt lồi lõm Thông thường, món tay của người khỏe mạnh sẽ có sự hồng hào, mịn màng, sáng bóng. Nếu phát hiện thấy bề mặt móng tay có vết lõm nhỏ, nổi gồ lên

4 biểu hiện ở ngón tay chứng tỏ gan bị tổn thương

Móng tay ngón giữa có sọc dọc, bề mặt lồi lõm

4-dau-hieu-gan-bi-ton-thuong-02

Thông thường, món tay của người khỏe mạnh sẽ có sự hồng hào, mịn màng, sáng bóng. Nếu phát hiện thấy bề mặt móng tay có vết lõm nhỏ, nổi gồ lên là dấu hiệu cần phải chú ý. Đó có thể là tín hiệu cho thấy gan bị tổn thương. Đặc biệt, nếu trên móng tay có những được sọc dọc màu đen thì càng phải cẩn thận. Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe sớm.

Thay đổi màu móng

Như đã nói ở trên, móng tay của người khỏe mạnh sẽ có màu hồng hào. Điều này chứng tỏ máu lưu thông bình thường trong cơ thể. Khi móng tay chuyển sang màu trắng bệch khác lạ thì nguyên nhân có thể do máu lưu thông tới gan không đủ. Lúc này, bạn cần phải bổ sung máu cho gan kịp thời. Nếu móng tay chuyển sang màu tím thì chứng tỏ khí huyết bị tắc nghẽn. Ngoài ra, tình trạng màu tay chuyển sang màu vàng kèm với hiện tượng vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu vàng đậm bất thường là dấu hiệu gan bị tổn thương.

Lòng bàn tay màu vàng

Lòng bàn tay của người khỏe mạnh thường có sự hồng hào. Trong khi đó, ở người bị bệnh gan, lòng bàn tay sẽ chuyển sang màu vàng, đặc biệt là với những người bị K gan. Nguyên nhân gây ra vàng da ở người bị bệnh gan là do chức năng gan suy yếu khiến bilirubin không được chuyển hóa bình thường. Nồng độ bilirubin trong cơ thể quá cao sẽ khiến các bộ phận như da, tay, mắt có màu vàng bất thường.

Nổi ban đỏ ở tay

4-dau-hieu-gan-bi-ton-thuong-01

Nếu tay xuất hiện các ban đỏ bất thường không liên quan đến dị ứng thì bạn cần phải chú ý. Các ban đỏ, mẩn ngứa này có thể xuất hiện khi gan không hoạt động tốt, các chất độc, chất thải bị tích tụ trong cơ thể.

4 thực phẩm hại gan nên tránh xa

Thực phẩm mốc

Thực phẩm mốc như lạc, đậu nành, ngô, gạo… sẽ sản sinh ra chất độc aflatoxin cực kỳ hại gan. Chất này sẽ làm tổn thương tế bào gan, có thể gián tiếp hoặc trực tiếp tạo ra các tế bào K ở gan.

Rượu bia

Hơn 90% rượu bia được chuyển hóa ở gan. Dùng càng nhiều rượu bia, gánh nặng chuyển hóa của gan càng cao. Dùng rượu bia trong thời gian dài sẽ khiến gan bị tổn thương.

Một loạt các enzyme và vitamin cần thiết cho cơ thể sẽ được dùng trong quá trình gan phân hủy rượu bia. Rượu bia có nồng độ càng cao thì cơ thể càng tiêu thụ nhiều vitamin và enzyme. Ở những người mắc bệnh gan, chức năng chuyển hóa, giải độc kém, acetaldehyde – một chất chuyển hóa trung gian của rượu sẽ trực tiếp làm tổn thương tế bào gan, khiến gan ngày càng suy kiệt.

Đồ ngọt và nhiều đường

Đồ ngọt không chỉ khiến chúng ta tăng cân nhanh mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường, một phần sẽ được chuyển hóa thành mỡ và tích trữ trong gan, tăng gánh nặng chuyển hóa cho gan. Tích tụ mỡ cũng gây ra béo phì và béo phì là nguồn gốc của nhiều bệnh tật khác.

Thức ăn nhiều chất béo

Gan là trung tâm chuyển hóa chất béo. Sau khi tiêu hóa, một phần chất béo đi vào gan và được chuyển hóa thành mỡ để lưu trữ trong cơ thể. Khi đói, chất béo dự trữ này được vận chuyển đến gan và được phân hủy để tạo thành năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động.

Ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo có thể làm rối loạn chuyển hóa mỡ, khiến mỡ tích tụ trong gan, làm suy giảm chức năng gan.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X