3 tín hiệu con muốn ngừng đóng bỉm, để lâu ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Nhiều mẹ vẫn hay băn khoăn là khi nào nên ngừng đóng bỉm cho con. Có mẹ bảo 2 tuổi thì bỏ dần, có mẹ thì mới 18 tháng đã bắt con tập đi vệ sinh tự chủ. Em cũng rối khoản này lắm các mẹ. Nhưng theo một số thông tin em xem trên

Nhiều mẹ vẫn hay băn khoăn là khi nào nên ngừng đóng bỉm cho con. Có mẹ bảo 2 tuổi thì bỏ dần, có mẹ thì mới 18 tháng đã bắt con tập đi vệ sinh tự chủ. Em cũng rối khoản này lắm các mẹ.

Nhưng theo một số thông tin em xem trên các trang nuôi dạy con nhỏ, độ tuổi bỏ bỉm ở mỗi bé là khác nhau. Và mẹ chỉ nên bỏ bỉm khi con sẵn sàng. Thường sẽ có 3 tín hiệu con muốn ngừng đóng bỉm.

Mẹ cần bỏ ngay cho con kẻo để lâu ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể và tâm lý.

Tác hại khi con muốn ngừng mà mẹ cứ bắt đeo bỉm

1. Con khó đi tiểu tự chủ

Trẻ sơ sinh nên dùng bỉm nhưng khi bé đã được 3 tuổi, đi mẫu giáo, mẹ nên bắt đầu giúp con tạm biệt bỉm đi nhé. Mặc bỉm quá độ tuổi có thể khiến bé không quen với việc đi tiểu tự chủ, gây khó khăn cho đường tiết niệu sau này.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: ZH

2. Bé cảm thấy tự ti

Sau khi các bạn cùng trang lứa đã ngừng đóng bỉm mà con vẫn dùng thì có thể khiến con bị bạn chọc quê. Con cảm thấy mình khác lạ, lạc lõng, chẳng may bị chế giễu sẽ tổn thương tâm lý, lòng tự trọng, mất đi sự tự tin.

3 tín hiệu con muốn ngừng đóng bỉm

1. Con đang đi tiểu ý thức

Khi trẻ biết bày tỏ với bố mẹ là muốn tè bằng hành động hoặc lời nói thì chính là dấu hiệu con sắp có thể bỏ bỉm hẳn. Khi trẻ tự nhận ra mình muốn tè, có ý thức muốn đi vệ sinh là cơ hội tốt để rèn luyện cho trẻ thói quen tự đi như người lớn.

2. Không đi ra bỉm trong nhiều lần liên tiếp

Một số trẻ có thể không ra hiệu cho bố mẹ biết là muốn đi vệ sinh nhưng trẻ sẽ tỏ thái độ bằng cách giảm bớt hành vi đi trực tiếp ra bỉm. Nếu phát hiện bỉm khô hơn ngày thường, mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn bé gọi mẹ khi muốn đi vệ sinh. Đây là tín hiệu con có thể bắt đầu tập đi vệ sinh tự chủ, có ý thức.

3. Quan tâm đến nhà vệ sinh

Khi nhận thấy trẻ có hứng thú đi vệ sinh hoặc có ý thức bắt chước tư thế đi vệ sinh của người lớn có nghĩa là có thể ngừng đóng bỉm cho con. Lúc này, trẻ rất tò mò muốn tự mình đi vệ sinh. Bố mẹ có thể tận dụng hiếu kỳ của bé để dạy trẻ đi vệ sinh một cách độc lập.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: cw

3 lưu ý khi tập cho con đi vệ sinh tự chủ

1. Khuyến khích trẻ sử dụng nhà vệ sinh một cách độc lập

Trẻ tò mò về nhà vệ sinh không có nghĩa là trẻ sẵn sàng sử dụng nhà vệ sinh. Mẹ nên hướng dẫn con từ từ từng bước một, đừng làm con thấy hoảng. Sau đó, mẹ nên khuyến khích con từng chút một, ngày thử đi 1, 2 lần rồi tăng dần. Nhớ khen con ở những lần đầu tiên con tự đi vệ sinh nha mẹ.

2. Dạy con cẩn thận

Kích thước bồn đi của người lớn đôi khi gây khó khăn cho trẻ. Hoặc mẹ cho bé quen dần bằng cách tập ngồi bô em bé hoặc mẹ đầu tư cho con dụng cụ hỗ trợ. Những lần đầu, có thể con thấy khó khăn, khóc hoặc ngồi lâu mới ra.

Mẹ cần kiên nhẫn, đừng hối thúc, đừng la mắng khi con lỡ đi trượt ra sàn. Cần dạy con cách xử lý đúng, hướng dẫn và giúp con hình thành thói quen đi vệ sinh.

3. Cố gắng mặc quần rộng rãi và thoải mái cho con

Quần chật sẽ cản trở việc đi vệ sinh của trẻ, vì con chưa thành thục việc kéo xuống rồi mặc lại như người lớn. Ống quần, thắt lưng cột dây vướng víu sẽ khiến con chán ghét việc phải đi vệ sinh.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: babyhome

Do đó, mẹ mặc quần lưng thun, ống rộng rãi, thoải mái là một cách để khuyến khích trẻ đi vệ sinh.

Khi có những tín hiệu con muốn ngừng đóng bỉm, mẹ nên dạy con cách tự đi vệ sinh. Điều đó là tốt cho sự phát triển cả thể chất và tâm lý của con. Đừng vì mẹ thấy tiện lợi mà cứ bắt con đóng bỉm tới lớn luôn thì kỳ lắm đó mẹ.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X