3 thói quen không tốt khi mang thi khiến chất lượng nước ối kém hẳn, bà bầu bỏ ngay còn kịp

Mối quan hệ giữa thai nhi và nước ối giống như cá và nước, một khi nước ối bất thường thì sự phát triển của thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy khi mang thai, các bà mẹ cần phải siêu âm định kỳ để kiểm tra hàm lượng nước ối, đồng thời

Mối quan hệ giữa thai nhi và nước ối giống như cá và nước, một khi nước ối bất thường thì sự phát triển của thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy khi mang thai, các bà mẹ cần phải siêu âm định kỳ để kiểm tra hàm lượng nước ối, đồng thời cố gắng loại bỏ 3 thói quen phổ biến làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ối dưới đây:

1. Lười uống nước

Các bác sỹ sản khoa khuyên mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để duy trì lượng nước ối ổn định và sạch sẽ. Nếu mẹ bầu nào lười uống nước hoặc sợ uống nước phải đi tiêu nhiều thì đây là thói quen không tốt. Hãy nhớ rằng quá trình trao đổi chất của phụ nữ mang thai diễn ra nhanh hơn so với người bình thường, nếu mẹ bầu không bổ sung nước kịp thời không những ảnh hưởng đến lượng nước ối mà còn có hại cho sức khỏe.

Vì vậy sau khi mang thai, mẹ bầu nên hình thành thói quen uống nhiều nước, bổ sung thêm sữa, canh… điều này cũng giúp ích cho sự phát triển của thai nhi.

hình ảnh

2. Không khám thai đúng định kỳ

Trong trường hợp bình thường, nước ối có màu trong, nhưng ở giai đoạn sau của thai kỳ, thai nhi dần trưởng thành, em bé thải ra nhiều chất gây vào nước ối, khiến cho màu sắc nước ối bị thay đổi. Chất gây là một một chất có màu trắng kem, được hình thành vào lúc thai nhi được 18 tuần tuổi. Đây được xem như một “chất kem” đặc biệt bảo vệ cơ thể của bé để tránh tình trạng mất nước, trong chất gây có nước chiếm 80%, protein, chất béo và một số chất đặc biệt khác. Chính vì chất gây trên da bé tiết ra nhiều khiến nước ối đục, điều này chứng tỏ thai nhi sắp chào đời.

Vì vậy nếu mẹ bầu chủ quan không khám thai đúng định kỳ, hoặc để quá ngày dự sinh mà thai nhi chưa chịu chuyển dạ sẽ xảy ra trường hợp nhiễm khuẩn ối, không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ, và cả khả năng mang thai sau này của người mẹ.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn hình: Sohu

3. Chế độ ăn uống quá nhiều đường

Thông thường phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ thì có 20% khả năng bị đa ối. Vì lượng đường trong máu cao có thể gây ra chứng đa niệu, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến lượng nước tiểu của thai nhi, dẫn đến tình trạng bài tiết nước tiểu quá nhiều, gây ra chứng đa ối. Đa ối làm tăng nguy cơ sinh non, sa dây rốn, bong nhau thai và các biến chứng khác, đồng thời ảnh hưởng đến tiên lượng của trẻ sơ sinh.

hình ảnh

Vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình, không nên tiêu thụ quá nhiều đường, không ăn quá mặn sẽ dễ làm tăng áp suất thẩm thấu và gây ra tình trạng dư nước ối. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn chế độ ít muối và nhiều đạm, đồng thời quan sát kỹ sự thay đổi thể tích nước ối cho đến khi thai nhi trưởng thành, sau đó quyết định phương pháp sinh phù hợp.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X