3 điều F0 tự răn mình ‘cố chịu đau nhức, mệt mỏi, còn thở là còn sống’: Bs bày cách diệt virus trong người

3 điều F0 cần tự răn mình Cố gắng chịu đau nhức và mệt mỏi. Cứ nằm dài ra và nghĩ đau nhức, mệt mỏi không ‘đi’ được, chỉ cần còn thở được nhẹ nhàng là sống sót. Không nên vật vã hoảng sợ làm gì mà cần bình tĩnh, để dành oxy cho tim

3 điều F0 cần tự răn mình

Cố gắng chịu đau nhức và mệt mỏi. Cứ nằm dài ra và nghĩ đau nhức, mệt mỏi không ‘đi’ được, chỉ cần còn thở được nhẹ nhàng là sống sót.

Không nên vật vã hoảng sợ làm gì mà cần bình tĩnh, để dành oxy cho tim gan thận não… hoạt động. Chỉ cần 4 cơ quan này còn hoạt động tốt là mình còn sống.

Không uống bất kì thuốc gì nếu không có chỉ định của bác sĩ. Với thuốc hạ sốt, chỉ nên uống khi sốt cao trên 38 độ. Còn sốt nhẹ thì cứ nằm nghỉ, nhiệt độ cao chút là để hệ miễn dịch tăng hoạt động tiêu diệt virus trong người.

3 điều F0 tự răn mình 'cố chịu đau nhức, mệt mỏi, còn thở là còn sống': Bs bày cách diệt virus trong người

F0 cần tự nhận biết mình thuộc nhóm nào trong các nhóm sau

+ Không triệu chứng: Với nhóm này thì chỉ cần ở 1 mình trong phòng cho tới khi âm tính. Mọi việc sinh hoạt, ăn uống vẫn diễn ra bình thường. Nên tập thể dục và tập thở vừa, đồng thời theo dõi xem bản thân có triệu chứng trở nặng hay không. Những dấu hiệu bệnh trở nặng bao gồm: khó thở, đang nằm ngửa mà khó thở quá nên phải ngồi thẳng dậy cho dễ thở hoặc đang ngồi phải ngồi thẳng cho dễ thở; nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút; đau, tức ngực thường xuyên; nồng độ SPO2 dưới 95%; bệnh nhân không còn tỉnh táo; da, môi, móng tay nhợt nhạt, tím tái.

+ Nhóm triệu chứng nhẹ và trung bình: F0 thuộc nhóm này nên nằm nghỉ, ăn nhẹ cho dễ tiêu hóa, ăn đồ ăn ít đạm, ít béo, không tập thể dục để tránh mệt mỏi hơn, tập thở rất nhẹ nhàng, cố gắng ngủ nhiều.

+ Nhóm có triệu chứng nặng và rất nặng: Cần gọi thông báo ngay cho bệnh viện. Nên nằm đầu cao, hạn chế cử động mạnh, hít thở nhẹ nhàng và húp cháo loãng.

8 việc F0 cần làm ở nhà để đánh bại virus

+ F0 cần tập thở ít nhất 15 phút/ngày, đeo khẩu trang thường xuyên trừ lúc ăn uống, vệ sinh cá nhân, khẩu trang thay 2 lần/ngày và phải khử khuẩn trước khi bỏ vào thùng rác. Tay và các vật dụng, bề mặt tiếp xúc như tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo phải được khử khuẩn thường xuyên.

+ Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Khai báo y tế ít nhất 1 lần/ngày hoặc khi có triệu chứng bất thường.

+ Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước.

+ Đối với việc sử dụng thuốc, F0 cách ly tại nhà cần có thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng và các loại thuốc kháng viêm, kháng đông dạng uống. Tuy nhiên, không được uống bừa bãi mà phải có chỉ định.

‘Mọi loại thuốc đều có tác dụng phụ, ngay cả paracetamol hạ sốt nếu uống không đúng cũng có thể gây hại cho gan. Dùng đúng thuốc chưa chắc sống sót được với Covid-19 (vì trị triệu chứng, không phải trị Covid-19). Nhưng nếu dùng sai thì có khi không sống sót được nếu gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Đặc biệt, không được mua thuốc theo các toa lưu truyền trên mạng’, BS. Phi nói.

+ Với nước chanh, gừng, xả tắc… chủ yếu giúp tăng thông thoáng cho hệ hô hấp. Tuy nhiên, nếu uống nhiềuvà lại có cơ địa nhạy cảm thì có khi còn làm tăng nguy cơ kích thích đường ruột, thần kinh thực vật, gan thận… Quan trọng nhất là loại nước này không hề làm tăng khả năng sống sót khi bị Covid-19.

2

+ Đau nhức, mệt mỏi, mất khữu giác vị giác, ăn nhiều tí lại nôn ra, nóng bức, đổ mồ hôi nhiều… là chuyện thường gặp và kéo dài, không đe dọa mạng sống của bệnh nhân. Vì thế, nếu có triệu chứng này đừng vội lăn lộn, vật vã, khóc lóc, hoang mang mà hãy bình tĩnh. Bởi, việc đó chỉ khiến oxy vốn đã khan hiếm trong cơ thể lại bị phân ra cho những chuyện không duy trì sự sống sót.

+ Bất kể F0 đang điều trị tại nhà hay bệnh viện thì cũng cần tập trung vào việc thở để cung cấp oxy và tiết kiệm lượng oxy bị tiêu thụ nhiều nhất cho cơ thể bằng cách nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

+ Với F1 hãy chăm sóc người bệnh bằng lòng yêu thương nhưng cũng phải chú ý để hạn chế việc lây bệnh. Bởi trong tình hình hiện tại, mình mà nhiễm bệnh nữa thì rất mệt bởi bài toán chăm sóc người bệnh tại nhà sẽ vô cùng nan giải vì có thêm người nhiễm, không đủ người chăm.

9 biện pháp được Bộ Y tế khuyến cáo để ngăn ngừa Covid-19

1, Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

2, Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.

3, Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

4, Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

5, Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

6, Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

7, Nếu bạn từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ.

8, Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.

9, Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễmCovid-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X