3 bước giúp F0 tự đánh giá mức độ nặng nhẹ khi nhiễm côvy: Trên 14 điểm cần đi viện gấp

Vậy câu hỏi đặt ra là làm cách nào để tự đánh giá được mức độ mắc cô vít và xử trí kịp thời? Theo thông tin mình có tìm hiểu và đọc được trên báo điện tử VnExpress thì có những cách cụ thể mà chúng ta có thể vận dụng để tự mình

Vậy câu hỏi đặt ra là làm cách nào để tự đánh giá được mức độ mắc cô vít và xử trí kịp thời? Theo thông tin mình có tìm hiểu và đọc được trên báo điện tử VnExpress thì có những cách cụ thể mà chúng ta có thể vận dụng để tự mình đánh giá được mức độ nguy hiểm khi mắc cô vít. Những cách này do chính các bác sĩ hướng dẫn hẳn hoi và đánh gia theo thang điểm cụ thể.

Mình sẽ chia sẻ lại bên dưới mọi người đọc tham khảo để vận dụng nha!

hình ảnh

F0 điều trị nhà nên tự biết cách đánh giá mức độ nguy hiểm. Ảnh minh họa, nguồn: TQ

Bác sĩ Nguyễn Duy Tùng, Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành có chia sẻ một số triệu chứng điển hình chúng ta giúp nhận biết cơ thể có thể đang mắc cô vít và cách tự đánh giá mức độ như sau:

1. Đầu tiên là những triệu chứng nhận biết

– Theo đó, các triệu chứng thường gặp như sốt dưới 39 độ, ho khan, đau họng, mệt mỏi nhưng chúng ta vẫn sinh hoạt bình thường, đau nhức cơ thể, khó thở nhẹ, đau đầu.

– Hay các triệu chứng ít gặp hơn gồm tiêu chảy, viêm kết mạc, mất vị giác hoặc khứu giác, da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái.

– Các yếu tố tăng nặng như là mắc sẵn các vấn đề về tim mạch hoặc hô hấp đang điều trị, mắc ung thư (UT) mạn tính hay suy thận mạn tính đang điều trị, viêm gan, suy giảm chức năng gan.

– Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, thừa cân, béo phì với BMI từ 25 kg/cm2 trở lên, cũng thuộc nhóm nguy cơ cao.

2. Cách đánh giá mức độ nghiêm trọng khi nhiễm virus

Chúng ta lập bảng theo dõi các triệu chứng và cho điểm từng loại.

Cách thức là: Mỗi triệu chứng thường gặp được tính một điểm, triệu chứng ít gặp 2 điểm, mỗi yếu tố tăng nặng là 4 điểm. Nhiều triệu chứng thường gặp, ít gặp, tăng nặng cộng lại từ 14 điểm trở lên, hoặc có một trong các triệu chứng như sau thì cần báo ngay y tế địa phương hỗ trợ, cụ thể:

– Các triệu chứng thường gặp (khởi phát) nặng lên liên tục không đỡ.

– Sốt cao từ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt (sốt trở lại trong vòng 2 giờ sau dùng thuốc).

– Khó thở không thể làm việc được phải nghỉ ngơi.

– Mệt mỏi, sinh hoạt khó khăn. Huyết áp tăng cao từ 160/100 mmHg không đáp ứng với thuốc thường dùng.

Nếu có chỉ một triệu chứng nghiêm trọng dưới đây thì cần gọi cấp cứu 115 để được đưa đến bệnh viện:

Các triệu chứng/dấu hiệu nghiêm trọng (biến chứng/toàn phát) là đo huyết áp hai lần giá trị trung bình dưới 85/55 mmHg;

– Nhịp tim tăng cao trên 120 lần/phút hoặc xuống dưới 50 lần/phút;

– Hoặc nhịp thở từ 25 lần/phút;

– Khó thở nhiều không thể nằm để thở;

-Đau tức ngực thành cơn kéo dài từ 5 phút;

– Mất khả năng nói hoặc cử động, lơ mơ, không tỉnh táo;

– SpO2 < 94% khi nghỉ hoặc xuống

3. BS hướng dẫn cách xử trí triệu chứng

hình ảnh

Lập bảng theo dõi các triệu chứng và cho điểm từng loại, nếu trên 14 điểm thì phải nhập viện. Ảnh minh họa, nguồn: TQ

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt – Nga, cho biết: Sốt là triệu chứng thường gặp khi mắc cô vít. Nếu sốt nhẹ (dưới 39 độ C), không quá ảnh hưởng đến cơ thể thì chưa cần hạ sốt. Người miễn dịch kém (dùng thuốc ức chế miễn dịch), hầu như không sốt. Những trường hợp sốt cao hơn, nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Nếu không dùng được paracetamol, có thể dùng ibuprofen, hàm lượng 200 hoặc 400 mg thay thế.

Bên cạnh đó là chúng ta cần bù đủ nước và điện giải để cơ thể đỡ mệt mỏi. Điện giải chủ yếu là kali, natri và clo, tức kali và muối ăn. Đây là các thành phần rất quan trọng cho cơ thể đảm bảo việc dẫn truyền thần kinh và co cơ nha mọi người. Hiện oresol, các gói bổ sung điện giải, nước dừa, nước cháo, chanh muối… rất phổ biến và thông dụng, cũng dễ mua nữa.

Nếu chảy nước mũi do độc tố làm tăng tính thấm thành mạch, làm xung huyết các mạch máu trong mũi, khiến nước mũi chảy ra nhiều hơn, chúng ta nên dùng nước muối sinh lý, thuốc co mạch như otrivin (0,05-0,1%), coldi B, rhinex 0,05%…

Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết. Theo chia sẻ của bác sĩ như trên, F0 cảm thấy không tin tưởng vào việc nắm bắt dấu hiệu hiệu bệnh của bản thân thì nên lập một bảng theo hướng dẫn để theo dõi các thông tin về sức khỏe của mình hàng ngày.

Theo giadinhmnoi

BÀI LIÊN QUAN
X