2 việc cần làm ngay sau khi tiếp xúc F0 để giảm nguy cơ lây nhiễm: Ai cũng nên biết mà phòng

Thế những vẫn có không ít người lo lắng không biết sau khi tiếp xúc với F0 mình phải làm điều gì để hạn chế nguy cơ bị nhiễm bệnh. Ngay cả bản thân mình cũng lo lắng về điều này, đặc biệt khi mà Tết nguyên đán đang đến gần, việc phải tiếp xúc

Thế những vẫn có không ít người lo lắng không biết sau khi tiếp xúc với F0 mình phải làm điều gì để hạn chế nguy cơ bị nhiễm bệnh. Ngay cả bản thân mình cũng lo lắng về điều này, đặc biệt khi mà Tết nguyên đán đang đến gần, việc phải tiếp xúc với người nọ người kia là khó tránh khỏi.

Tuy nhiên sau khi đọc bài viết trên báo Nhân dân, mình thấy Bác sĩ CK I Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga, Bộ Quốc phòng đã tư vấn đầy đủ cho mọi người rồi, giờ mình chia sẻ lại để mọi người tham khảo và biết cách bảo vệ bản thân, hạn chế tối đa nguy cơ trở thành F0 nha.

hình ảnh

Khoảng 3 ngày sau khi tiếp xúc F0, mọi người nên đi làm xét nghiệm PCR. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Sau khi tiếp xúc với F0, quan trọng nhất với mọi người là cần súc họng, sát khuẩn

Theo bác sĩ Hoàng, cách súc họng diệt khuẩn là đầu tiên súc họng bằng nước muối sinh lý, tiếp theo là mọi người cần súc họng với dung dịch sát khuẩn Povidone1% hoặc Chlorhexidin từ 0,12 đến 0,2%, sau đó tiếp tục súc họng nước muối sinh lý để tiêu diệt virus.

Chuyên gia này cũng cho biết, mỗi ngày, mọi người nên súc họng 4-5 lần. Đồng thời cần thực hiện hạn chế tiếp xúc với người khác và tuân thủ nguyên tắc 5K.

Ngoài ra mọi người không nên uống thuốc kháng virus, tăng cường miễn dịch để phòng sau khi phơi nhiễm. Hiện giờ rất nhiều người sử dụng thuốc Arbidol chống virus qua màng tế bào cơ thể nhưng hiện các bằng chứng về hiệu quả của thuốc này không rõ ràng. Vì thế mọi người cũng cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc Arbidol.

Nếu trong nhà có F0, nên khử khuẩn, xông phòng. Tuy nhiên, việc xông hơi cho bản thân không có tác dụng chống phơi nhiễm.

Theo bác sĩ Hoàng, việc xông họng và xông hơi cho bản thân chỉ có tác dụng khi F0 bị sốt nhẹ, mệt không ra mồ hôi thì xông thải mồ hôi, thải chất độc ra đỡ mệt.

Nếu như không bị sốt, không mệt hoặc sốt cao quá thì F0 không nên xông. Nếu sốt nhẹ mà xông thấy đỡ mệt người thì cũng chỉ nên xông 1 lần/ngày. Bởi vì khi xông hơi nhiều sẽ mất nhiệt, mất điện giải gây ra mệt mỏi.

hình ảnh

Sau khi tiếp xúc F0 mọi người cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Trong trường hợp xác định tiếp xúc với F0, khoảng 3 ngày sau, mọi người nên đi làm xét nghiệm rRT-PCR để yên tâm. Bởi vì nếu test ngay sau khi vừa tiếp xúc với người bệnh, thì khi đó virus chưa kịp nhân lên.

Còn trong trường hợp không làm được xét nghiệm rRT-PCR, thì 3-5 ngày sau tiếp xúc cần phải làm test nhanh. Tuy nhiên trong trường hợp này, nếu người nào có tải lượng virus khá cao mới phát hiện được.

Bởi vì các test nhanh chỉ phát hiện khi chỉ số CT dưới 25, còn khi chỉ số CT trên 25 sẽ rất khó phát hiện, và nếu CT trên 30 thì lúc này gần như không thể phát hiện được hết.

Khi trong nhà có người nhiễm ‘cô vít, thì cần phải cách ly F0 trong phòng riêng và hạn chế tiếp xúc. Nếu phải ở chung phòng thì cần vệ sinh phòng thường xuyên để tiêu diệt virus. Mọi người trong nhà cũng cần súc họng thường xuyên và khử khuẩn trong nhà.

Ngoài ra, F0 và người thân trong nhà cần cố gắng ăn ngủ đầy đủ, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Khi ở nhà cần vận động nhẹ nhàng để cơ thể có được thể trạng thoải mái, dễ chịu, tăng cường miễn dịch để nhanh khỏi bệnh và hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Trên đây là những thông tin bác sĩ Hoàng đã chia sẻ trên báo, mọi người hãy tham khảo để bảo vệ tốt bản thân và người trong nhà trước dịch bệnh ‘cô vít’ nha.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X