2 đứa trẻ cùng học giỏi nhất huyện, 10 năm sau cuộc đời trái ngược vì lựa chọn khác biệt của 2 bà mẹ

Cũng đã làm mẹ nên em thực sự thấu hiểu người mẹ nào cũng mong muốn đem đến những điều tốt nhất cho con của mình. Thế nhưng đôi lúc, sự bảo bọc chở che, hay lo sợ của bố mẹ lại chính là tấm rào cản ngăn con phát triển và ngày càng độc

Cũng đã làm mẹ nên em thực sự thấu hiểu người mẹ nào cũng mong muốn đem đến những điều tốt nhất cho con của mình. Thế nhưng đôi lúc, sự bảo bọc chở che, hay lo sợ của bố mẹ lại chính là tấm rào cản ngăn con phát triển và ngày càng độc lập, trưởng thành đấy các mẹ ạ. Hôm qua em có đọc được một bài viết rất hay về cách dạy con của 2 người mẹ có cùng điểm xuất phát. Con của họ là 2 đứa trẻ cùng năm trong top đầu học giỏi nhất huyện. Tuy nhiên, chỉ 10 năm sau tương lai của cả 2 lại hoàn toàn trái ngược.

Tạ Linh và Vương Tình là 2 người mẹ có công việc và mức thu nhập tương đương với nhau. Mỗi người cũng có một cô con gái bằng tuổi và cả 2 đứa trẻ đều xuất sắc nằm trong top những học sinh ưu tú nhất của huyện nơi họ đang sinh sống. Khi lên cấp 3, cả 2 cô bé đứng trước một trong những lựa chọn quan trọng ảnh hưởng đến cả con đường học vấn của mình sau này. Một là sẽ đi học tại ngôi trường hàng đầu của huyện, ngôi trường này miễn hoàn toàn học phí cho học sinh nằm trong top 10 xuất sắc nhất, đồng thời còn có thêm khoản tiền khích lệ học tập. Hai là sẽ đi học tại ngôi trường top đầu của tỉnh, nơi có chất lượng đào tạo cực tốt và đã thành công đưa đến 90% học sinh đến với những ngôi trường đại học danh tiếng trên cả nước. Thế nhưng nếu học ở đây, 2 cô bé bắt buộc phải đi xa nhà, sống tự lập trong kí túc xá và cũng không có bất cứ khoản tiền khích lệ nào.

Quyết định cuộc đời của con đương nhiên phải có sự tham gia của các bà mẹ. Vì thế, cả Tạ Linh và Vương Tình đều đau đầu suy nghĩ và đưa ra những lời khuyên cho con gái của mình. Mẹ của Tạ Linh thì không ngừng lo lắng, cô cho rằng để con gái một thân một mình đi xa nhà rất có thể gặp nhiều nguy hiểm. Chưa kể dù sao ngôi trường ở huyện cũng có chất lượng giảng dạy tốt, lại được cấp dưỡng tiền hàng tháng, học ở đâu không quan trọng, miễn là tự bản thân mình học giỏi và biết cố gắng. Vì thế, cô hướng cho con học ngôi trường gần nhà. Trái ngược với quyết định này, Vương Tình khuyên con gái học trường tỉnh vì cô muốn con có những trải nghiệm mới, có cơ hội sống độc lập, trưởng thành không dựa dẫm vào bố mẹ. Bên cạnh đó, một môi trường với nhiều người giỏi như vậy sẽ thúc đẩy sự cố gắng trong con, giúp quá trình học tập được hiệu quả hơn.

Học xong cấp 3, không nằm ngoài dự đoán, cả 2 cô bé đều đỗ vào những ngôi trường top đầu của Trung Quốc. Thế nhưng sau 4 năm đại học, sự khác biệt mới dần lộ ra. Con gái Vương Tình đã quen với cuộc sống độc lập nên dễ dàng thích nghi với môi trường đại học, cô rất năng động, tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, còn tập tành kinh doanh với các bạn, mở rộng mối quan hệ của mình từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế, vừa hoàn thành chương trình đại học, cô bé đã được nhận vào thực tập tại một công ty lớn. Sau đó với thành tích xuất sắc của mình, con gái Vương Tình được trở thành nhân viên chính thức với mức lương 20.000 NDT (khoảng 64 triệu đồng).

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: rmxiongan

Con gái của Tạ Linh thì không may mắn như vậy. Do từ nhỏ chỉ biết học, e ngại thế giới bên ngoài nên cô bé khá thụ động, kiến thức thực tiễn không nhiều, lại không thể sống độc lập mà không có sự giúp đỡ của mẹ. Do đó, khi ra trường, cô đã quyết định thi tiếp lên Thạc sĩ nhưng không may mắn trượt kì thi kiểm tra. Lúc này, cô mới nghĩ đến việc làm hồ sơ xin việc làm, nhưng cũng chẳng biết mình thích gì, mình mong muốn được làm việc tại đâu vì trước giờ chỉ biết chăm chăm vào những kiến thức sách vở.

Chỉ đến khi ấy, Tạ Linh mới nhận ra trước đây, tầm nhìn hạn hẹp của mình đã khiến con không thể phát triển. Chì vì quá lo lắng cho con, muốn bao bọc con, không dám để con bước ra ngoài trải nghiệm, người mẹ này đã khiến con gái mình trở nên thụ động, nhút nhát. Nhìn sang cô con gái năng động, vừa học giỏi lại tháo vát của Vương Tình, cô mới hối hận vì những lựa chọn cũng như cách dạy con sai lầm của mình. Đây chính là một bài học đắt giá cho các bậc phụ huynh trong việc định hướng giáo dục và chăm lo cho con của mình.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X