𝟷𝟷𝚑𝟹𝟶 𝚝𝚛ư𝚊 𝚌𝚘𝚗 𝚗𝚞ố𝚝 𝚚𝚞ả 𝚗𝚑ã𝚗, 𝚌𝚑𝚞𝚢ể𝚗 𝟹 𝚋ệ𝚗𝚑 𝚟𝚒ệ𝚗 𝚝ớ𝚒 𝟷𝟶𝚑 đê𝚖 𝚖ớ𝚒 𝚌ứ𝚞 đượ𝚌: 𝙼ù𝚊 𝚗𝚑ã𝚗 𝚛ồ𝚒, 𝚖ẹ ơ𝚒 𝚌ẩ𝚗 𝚝𝚑ậ𝚗

Chuyện ăn uống đối với trẻ nhỏ phải thực sự lưu ý các mẹ ạ, hôm trước em cứ nghĩ con ăn kẹo dẻo sẽ không có vấn đề gì nên đưa cả bịch kẹo cho bé ăn, vậy mà không hiểu sao 1 lúc sau con bị nôn ói rồi thở dốc liên tục.

Chuyện ăn uống đối với trẻ nhỏ phải thực sự lưu ý các mẹ ạ, hôm trước em cứ nghĩ con ăn kẹo dẻo sẽ không có vấn đề gì nên đưa cả bịch kẹo cho bé ăn, vậy mà không hiểu sao 1 lúc sau con bị nôn ói rồi thở dốc liên tục.

Hoảng quá em cùng chồng đưa con đến bệnh viện Tai-mũi-họng để nội soi, nói thật chứ từ nhỏ đến lớn em còn chưa bao giờ đi nội soi mà giờ thấy con bị như vậy, em cứ chảy nước mắt miết thôi, con bé khóc quá trời vì sợ và đau. Sau đó bác sỹ đã kết luận là do kẹo dẻo này khớp hình theo hầu họng bị mắc nghẹn lại nên đã dùng dụng cụ để gắp ra cho con.

Vậy là kể từ đó về sau em không dám cho con ăn kẹo dẻo nữa, cho con ăn bất cứ thứ gì cũng cắt nhỏ ra, ai nói em kĩ quá thì em cũng mặc kệ chứ con mình đã từng bị đi nội soi rồi mới hiểu nó đáng sợ như thế nào các mẹ ạ. Mà không phải chỉ có trẻ nhỏ mới bị mắc nghẹn thôi đâu nha các mẹ, như hôm qua em đọc được đoạn chia sẻ trên group của người mẹ kể về con gái 4 tuổi bị hóc hạt nhãn phải chuyển đến 3 bệnh viện để cấp cứu con mà thấy sợ quá các mẹ ạ, em chia sẻ để các mẹ lưu ý hơn nhé.

Đoạn chia sẻ của người mẹ này có nội dung như sau:

hình ảnh

Theo đó, chị Nguyễn Huyền (mẹ của bé gái 4 tuổi) cho biết ngày 20/7 chị mua nhãn ta có cùi mỏng và trơn về cho con ăn, tuy nhiên bé ăn được 1 lúc thì hóc hạt nhãn. Phát hiện thấy con mình bị như vậy nên chị đã nhanh chóng sơ cứu cho con và đưa và trạm y tế gần nhà, tuy nhiên vì quả nhãn còn nguyên cùi rất to, lại mắc trên đường xuống thực quản nên vẫn không thể ra được.

hình ảnh

Con gái chị Huyền bị mắc nghẹn hạt nhãn. Nguồn hình: Internet

Thấy tình hình không ổn, con gái vẫn nôn liên tục nên chị Huyền đã gọi xe cấp cứu đưa con lên tuyến tỉnh, đến nơi bác sỹ kiểm tra thì rất may nhịp tim và nhịp thở vẫn bình thường. Linh cảm của người mẹ vẫn chưa an tâm nên chị đã yêu cầu bệnh viện chụp X-quang, siêu âm và nội soi. Đến khoảng 13h chiều, bác sỹ thông báo đã tìm ra được hạt nhãn mắc ở đường thực quản và cho chuyển ra Hà Nội để gắp nội soi.

hình ảnh

Hạt nhãn được gắp ra từ thực quản của cháu bé. Nguồn hình: Internet

Chị Huyền cho biết: “Lúc đó bé nhà mình khóc liên tục vì sợ hãi. Đến 22h, các bác sĩ bắt đầu mổ, vì hạt nhãn trơn nên thời gian mổ kéo dài. Đến khi bác sĩ mang dị vật ra và báo cháu đã ổn thì mình mới dám thở phào nhẹ nhõm. Nếu hạt nhãn đi lên tầm 1cm nữa thôi bị sẽ tắc đường khí quản thì bé không còn cơ hội nữa rồi”.

hình ảnh

Khi cho bé ăn nhãn mẹ cần lưu ý. Nguồn hình: Internet

Đúng là người mẹ nào trong trường hợp này cũng hoảng sợ hết các mẹ ạ, lúc đó chỉ nghĩ tới cảnh con không thở được nữa là cảm giác đã tâm trí đã rối hết cả lên rồi. Cũng may chị Huyền đã rất bình tĩnh để phối hợp cùng bác sỹ tìm ra dị vật bị mắc ở cổ họng.

Hy vọng đây sẽ là bài học cho các mẹ có con nhỏ phải cẩn thận trong việc cho trẻ ăn uống, nhất là bây giờ đang trong mùa nhãn, nhiều cha mẹ để trẻ tự ăn nhãn mà không bận tâm đến chuyện lỡ may con nuốt trúng hạt nhãn thì sao. Kể từ sau vụ con em bị mắc nghẹn, bác sỹ bệnh viện Tai-mũi-họng đã chỉ cho em 1 số loại thực phẩm khi trẻ ăn rất dễ bị hóc, em chia sẻ lên đây để các mẹ cùng lưu ý nhé:

1. Rau câu

Trẻ nhỏ rất thích ăn rau câu vì vị ngọt mát, màu sắc bắt mắt, tuy nhiên vì loại thạch này là vật thể hình tròn, nhẵn và trơn nên khi rơi xuống thanh quản sẽ gây nghẹt thở cho trẻ nhanh hơn. Bên cạnh đó, do thạch mềm nên dễ dàng biến đổi hình dạng, bít đường thở, làm tử vong nhanh hơn.

Thậm chí, ngay cả khi cấp cứu kịp thời, các bác sĩ cũng gặp khó khăn để lấy ra. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo khi trẻ dưới 5 tuổi ăn rau câu cần có sự giám sát của người lớn, mẹ nên cắt thạch thành từng phần nhỏ trước khi cho trẻ ăn.

hình ảnh

2. Bắp rang bơ

Nói về vị thơm ngon, béo ngầy ngậy của bắp rang bơ thì đa phần đứa trẻ nào cũng thích. Tuy nhiên, với kích cỡ, hình dáng và bề mặt của bỏng ngô sẽ khiến trẻ dễ bị hóc nghẹn ở cổ. Đặc biệt, nếu trẻ ăn phải phần hạt ngô chưa nổ hết sẽ trở thành mối nguy hiểm lớn nhất gây ra những cơn co thắt ở cổ họng. Do vậy, bắp rang bơ chỉ thích hợp với những trẻ đã lớn hẳn hoặc nếu cho trẻ em ăn thì cần có sự giám sát của người lớn.

3. Trái cây

Tất nhiên trái cây rất tốt cho cơ thể và cần thiết cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên mẹ tuyệt đối không được chủ quan cho con ăn một số loại trái cây như: Nhãn, táo, hồng xiêm, nho… vì nếu mẹ cho trẻ ăn không đúng cách thì những lớp ruột cứng, hạt… trong các loại quả này sẽ dễ mắc kẹt trong miệng, khiến trẻ bị hóc. Do vậy, khi cho trẻ ăn hoa quả, mẹ cần cần loại bỏ hết hạt cứng, cắt thành từng lát nhỏ hoặc xay nhuyễn để trẻ ăn dễ dàng hơn.

hình ảnh

4. Bánh quy

Mẹ đừng nghĩ vì bánh quy mềm nên chủ quan trong việc cho con ăn nhé, chính vì đặc điểm này nên bé dễ bị nghẹn và sặc. Do vậy, mẹ nên cho bé nếm từng chút một, bẻ thành từng miếng vụn nhỏ. Khi bé ăn bánh quy nên khuyến khích trẻ uống thêm nước để dễ hòa tan lượng bột trong cuống họng nhỏ bé của trẻ.

5. Xúc xích

Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều trẻ nhỏ, nhưng theo viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, xúc xích lại là món dễ dàng làm bé nghẹn khi ăn, nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi. Với hình dáng tròn, thịt trơn mềm nên xúc xích dễ khiến trẻ bị hóc ở cuống họng. Do vậy, mẹ nên cắt xúc xích nhỏ như hạt lựu để cho trẻ ăn.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X