𝟿 𝚖ó𝚗 𝚌ầ𝚗 𝚌ó, 𝟺 đ𝚒ề𝚞 𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝚗ê𝚗 𝚕à𝚖 𝚔𝚑𝚒 𝙵𝟶 𝚌á𝚌𝚑 𝚕𝚢 𝚟à đ𝚒ề𝚞 𝚝𝚛ị 𝚝ạ𝚒 𝚗𝚑à

Ngày trước nói F0 phải cách ly và điều trị tại nhà là điều quá xa vời, còn bây giờ thì khác, đa phần các F0 không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng nhẹ, sống tại nhà có đủ điều kiện quy định thì được phép cách ly và điều trị tại nhà. Hiện

Ngày trước nói F0 phải cách ly và điều trị tại nhà là điều quá xa vời, còn bây giờ thì khác, đa phần các F0 không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng nhẹ, sống tại nhà có đủ điều kiện quy định thì được phép cách ly và điều trị tại nhà.

Hiện tại, TP.HCM đã bước vào giai đoạn ‘bình thường mới’ được gần 2 tháng và từng bước mở cửa để đảm bảo an toàn cho bà con. Nhà chức trách vẫn đang thực hiện các bước đánh giá để quyết định có tiếp tục nới lỏng thêm các hoạt động hay không?

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng.

Khi đã được tiêm vắc-xin đầy đủ và mở cửa rồi, bà con cũng cần chuẩn bị tình huống lỡ một ngày mình trở thành F0. Thật ra thì không sao cả, cứ bình tĩnh xử trí và giải quyết nha bà con.

Mới đây, theo thông tin em đọc được tại Công văn 8728/SYT-NVY ngày 23/11/2021 hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0.

Theo đó, F0 cách ly và điều trị tại nhà cần chuẩn bị những thứ sau đây:

#1. Nhiệt kế.

#2. Thiết bị đo SpO2.

#3. Máy đo huyết áp (nếu có).

#4. Khẩu trang y tế.

#5. Phương tiện vệ sinh tay.

#6. Dung dịch nước muối sinh lý để súc họng, rửa mũi.

#7. Vật dụng cá nhân.

#8. Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

#9. Thuốc điều trị COVID-19 và thuốc đang điều trị bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, hen phế quản… đủ dùng trong 01 tháng.

Lưu ý: Để được cách ly tại nhà, F0 phải là người không có triệu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ, không suy hô hấp nên SpO2 trên 96% khi hít thở khí trời và nhịp thở từ 20 lần/phút trở xuống, trong độ tuổi từ 1 đến 50, không có bệnh nền, không đang mang thai và không béo phì.

Tuy nhiên vẫn có thể xem xét cách ly tại nhà nếu F0 có bệnh nền ổn định, đã tiêm đủ 2 mũi hoặc sau 14 ngày kể từ ngày tiêm mũi 1 và F0 có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh…, biết cách đo thân nhiệt, có khả năng tự dùng thuốc theo đơn của bác sĩ và liên lạc với nhân viên y tế để theo dõi, giám sát khi gặp tình trạng phải cấp cứu.

10 điều F0 cần làm khi cách ly tại nhà:

– Không bi quan, giữ tâm lý luôn thoải mái. Khi gặp khó khăn, liên hệ nhân viên y tế để được tư vấn từ xa.

– Tự theo dõi sức khỏe: Đo thân nhiệt, đếm nhịp thở, đo SpO2 (nếu đo được) ít nhất 02 lần/ngày, hoặc khi cảm thấy mệt, khó thở.

– Mang khẩu trang liên tục, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.

– Rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

– Thường xuyên tập thở, vận động nâng cao sức khỏe.

– Uống đủ nước hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy. Không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường trái cây tươi, rau xanh.

– Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 01 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng “Y tế HCM” hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe.

– Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; thường xuyên làm vệ sinh các bề mặt, vật dụng, nhà vệ sinh.

– Thường xuyên sát khuẩn tay; khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo… Phân loại chất thải đúng quy định.

– Có số điện thoại của nhân viên y tế Cơ sở đang quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ; tổng đài “1022” hoặc Tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn, quận, huyện.

4 điều F0 không được làm:

– Không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly.

– Không sử dụng chung vật dụng với người khác.

– Không ăn uống cùng với người khác.

– Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.

Trường hợp cần có người chăm sóc, người chăm sóc phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc.

Chú ý khai báo với cơ sở y tế về trường hợp nhiễm bệnh, tùy mức độ bệnh tình mà được phát túi thuốc A, B hoặc C.

– Đối với túi thuốc A: Là những thuốc thông dụng gồm thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng.

– Đối với túi thuốc B: Là thuốc kháng viêm, thuốc chống đông (Rivaroxaban, Apixaban, Dahigatran).

– Đối với túi thuốc C: Là thuốc kháng virus (Molnupiravir) được dùng theo Chương trình can thiệp cộng đồng có kiểm soát của Bộ Y tế.

Quá trình cách ly và điều trị tại nhà, F0 sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà vào ngày thứ 14 để chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly. Nếu xét nghiệm âm tính, cơ sở được phân công quản lý F0 lập danh sách, báo cáo để cấp Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly theo quy định.

Ngoài ra, sẽ tiến hành xét nghiệm cho những người chăm sóc và người ở cùng nhà với F0 khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19.

Trong trường hợp F0 có dấu hiệu chuyển nặng thì cần báo ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử trí cấp cứu và chuyển đến bệnh viện gần nhất.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng và Hà Nội Mới.

Thời gian này, ai cũng có thể trở thành F0, do vậy, cứ đọc trước để trang bị kiến thức cho mình. Khi xảy ra tình huống thì có thể xử lý ngay mà không cần chờ đợi.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X