𝚇𝚎 𝚌ứ𝚞 𝚝𝚑ươ𝚗𝚐 𝚌𝚑ở 𝟺 𝚗𝚐ườ𝚒 𝚌ù𝚗𝚐 𝚌ỗ 𝚚𝚞𝚊𝚗 𝚟ề 𝚚𝚞ê, 𝚌𝚑𝚊 𝚗é𝚗 đ𝚊𝚞 𝚗𝚑ặ𝚝 𝚌â𝚢 𝚕à𝚖 𝚗ạ𝚗𝚐, 𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝟷 𝚐𝚒ọ𝚝 𝚗ướ𝚌 𝚖ắ𝚝

Khi đi từ miền Nam cả 5 đều khỏe mạnh, nhưng giờ đây chỉ còn 4 người và cỗ quan của đứa con trai đầu lòng. bé bỏng của vợ chồng anh Trương Xuân S. (Tân Kỳ, Nghệ An). Thương lắm cảnh tha hương, chuyến xe sớm đưa cả nhà về quê hương nhưng đi

Khi đi từ miền Nam cả 5 đều khỏe mạnh, nhưng giờ đây chỉ còn 4 người và cỗ quan của đứa con trai đầu lòng. bé bỏng của vợ chồng anh Trương Xuân S. (Tân Kỳ, Nghệ An). Thương lắm cảnh tha hương, chuyến xe sớm đưa cả nhà về quê hương nhưng đi 5 mà về 4, có nỗi đau nào bằng.

hình ảnh

Những dòng thương tiếc nghẹn lòng

Các tỉnh phía Nam đã ra chỉ thị đề nghị người dân không tự ý đi xe cá nhân về quê khi chưa có danh sách tiếp nhận ở quê nhà, nhưng trước đó đã có nhiều người cùng gia đình hồi hương. Rất nhiều tai nạn đã xảy ra khi hàng nghìn người dân chở theo gia đình, con nhà, gói ghém về quê. Dịch bệnh khiến họ không có thu nhập, cuộc sống bấp bênh, xe tàu thì đã ngừng chạy.

hình ảnh

Mới hôm qua em xem cái clip bố chở cả gia đình đi giữa đêm mà loạng choạng mất lái, 3 em bé nheo nhóc khóc gào vì mệt. Đoạn đường cả ngàn cây số khiến đôi mắt họ đỏ quạch vì đờ đẫn, kiệt sức. Nhưng ở lại thì tiền đâu mà trang trải. Trong dòng người trở về quê hương ấy, có gia đình anh Trương Xuân S. từ TP.HCM về quê nhà Nghệ An trên xe ba gác. Đến thời điểm hiện tại, cả nhà đã về đến Quảng Trị, nhưng không phải trên chiếc xe ba gác thân thuộc mà là bằng xe cứu thương.

hình ảnh

Trải qua 24h ở Bình Thuận, gia đình anh S.trở về Nghệ An vào chiều tối ngày 1/8 bằng xe cứu thương. Một ngày có lẽ nhiều nước mắt sau khi tai nạn xảy ra, 4 người ngồi cạnh cỗ quan tài. Chuyến xe sớm đưa cả nhà 5 người về quê hương, nhưng đau đớn thay có 1 người nằm trong cỗ quan. Người cha với những vết thương trên mặt và đôi chân đi không vững phải nhặt một cái cây làm nạng chống đi. Dường như mọi nỗi đau đã phải gắng gượng nuốt vào trong.

hình ảnh

Hai đứa trẻ trên xe ngơ ngác, một bé bị thương chân. Còn người mẹ thì dường như bao nhiêu nước mắt đã chảy theo lúc nhìn mặt con lần cuối. Chỉ mới 24 giờ trước đây, đứa con trai đầu lòng vẫn đi đứng, nói cười. Em T. còn nôn nao hơn cả cha mẹ trên đường về nhà, ở đó có bà nội đang ngóng trông cả nhà.

hình ảnh

Chiếc xe được mắc bạt đầy đủ trước cuộc hành trình

Khoảng 23h đêm 31/7, lực lượng CSGT Công an huyện Hàm Tân, Bình Thuận đang hướng dẫn chiếc xe ba gác chở 5 người vào chốt kiểm soát dịch tại xã Tân Đức khai báo y tế thì một chiếc xe tải từ phía sau chạy tới. Cú tông khiến chiếc xe ba gác văng vô rạp dã chiến của chốt kiểm soát dịch. 4 người trên xe bị thương, còn em Trương Xuân T. (15 tuổi) đã qua đời tại chỗ.

hình ảnh

Mới buổi chiều, cả gia đình gồm vợ chồng anh S. và 3 đứa con nhỏ gồm T, em trai kế 11 tuổi và bé út 3 tuổi lên chiếc xe ba gác máy chạy từ TP.HCM về tận huyện miền núi Tân Kỳ, Nghệ An tránh dịch. Để chuẩn bị cho hành trình dài dằng dặc cho cả gia đình, người cha đã căng bạt trên mui xe để che nắng mưa cho vợ và các con rồi mang theo mùng mền, xoong chảo để nấu ăn dọc đường.

hình ảnh

Nhưng đêm 31/7, cuộc hành trình rớt nước mắt trên chiếc xe 3 gác đã phải dừng lại. 4 người bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu trong đêm, còn đứa con trai đầu lòng không còn chút sự sống nào cả. Trên thùng xe ba gác chở theo nhiều hành lý, đồ đạc rơi vãi ra lề đường. Nồi niêu xoong chảo, mền, quần áo… Ai mà ngờ chuyến về nhà lại đau thương đến vậy.

hình ảnh

Nhưng rồi cuộc hành trình vẫn phải tiếp tục, chiều tối ngày 1/8, cả nhà rời Bình Thuận trên xe cứu thương. Cỗ quan của em T. chiếm chỗ lớn trên xe, không một giọt nước mắt nào rớt xuống. Có lẽ nỗi đau đã quá lớn.

hình ảnh

Theo như gia đình chia sẻ thì tài xế xe tải tông vào xe 3 gác có xét nghiệm dương tính nên buộc lòng cỗ quan của em T. phải đem đi thiêu. 7 giờ sáng ngày 2/8, xe đến Đà Nẵng thực hiện hỏa táng. Đứng chờ bên ngoài, người cha thẫn thờ. Khi hũ tro của con được đẩy ra, anh nén đau lê cái chân bị thương đến nhận con. Đứa con trai đầu lòng mới nói cười đó, giờ chỉ còn là một nhúm bụi tàn.

Nhiều cư dân mạng đã không thể cầm được nước mắt trước hình ảnh cả nhà 5 người hồi hương trên xe cứu thương:

Vết thương thể xác đã đau rồi, nhưng vết thương lòng còn đau gấp bội khi người con trai của anh chị đã ra đi mãi mãi. Cầu mong gia đình bình an.

Nước mắt rơi, không kềm được cảm xúc. Trời ơi sao lại cướp đi mạng một đứa trẻ non nớt như vậy, thương lắm con ơi.

Đã khó khăn lúc dịch bệnh khốn khó cùng nhau về quê nhưng đáng tiếc đã mất đi người thân, nghe mà nhói lòng.

Mong gia đình sớm bình phục, cố gắng vượt qua những khó khăn lúc này

Có nỗi đau nào khi mất đi đứa con thương yêu. Em nó mới 15 tuổi, thương quá

Chẳng biết nói gì trong nghịch cảnh này, cầu chúc cho gia đình luôn bình an

Mong con ra đi thanh thản. Không kịp về quê nữa rồi

Cũng chỉ vì cơm áo, gạo tiền mà con cái phải theo cha mẹ mưu sinh ở nơi đất khách quê người.Chuyến về nhà này quá nhiều mất mát.

hình ảnh

Ngôi nhà của anh S. và chiếc hũ đựng tro con trai

Nếu một đứa trẻ mất đi cha mẹ thì người ta gọi nó là đứa trẻ mồ côi, đàn ông mất vợ thì gọi là goá, phụ nữ mất chồng thì gọi là quả phụ.

Nhưng không có tên gọi nào dành cho những người cha, người mẹ bị mất con. Ðó là vì không có một từ ngữ nào đủ để miêu tả về nỗi đau đó cả. Nỗi đau của gia đình 5 người trên chuyến xe sớm đưa cả nhà về quê hương quá lớn. Nếu không vì dịch bệnh, họ đã không phải về nhà trên chiếc xe 3 gác.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X