𝚅ợ 𝚝𝚑ấ𝚝 𝚗𝚐𝚑𝚒ệ𝚙 𝚟ẫ𝚗 𝚝𝚒ê𝚞 𝟸𝟻𝚝𝚛/𝚝𝚑á𝚗𝚐 𝚋ị 𝚌𝚑ồ𝚗𝚐 𝚌𝚑ê “𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝚋𝚒ế𝚝 𝚐𝚒ữ 𝚝𝚒ề𝚗”: Đô𝚒 𝚔𝚑𝚒 𝚌ò𝚗 đ𝚒 𝚖ượ𝚗

Ví như mới đây, chị C.V, một bà nội trợ đến từ Đồng Nai đã đăng đàn bức xúc khi bị chồng chê “không biết giữ tiền”, dẫn đến vợ chồng chị tháng nào cũng cãi vã vì chuyện tiền nong. Theo đó, vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà chị C.V không buôn bán

Ví như mới đây, chị C.V, một bà nội trợ đến từ Đồng Nai đã đăng đàn bức xúc khi bị chồng chê “không biết giữ tiền”, dẫn đến vợ chồng chị tháng nào cũng cãi vã vì chuyện tiền nong. Theo đó, vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà chị C.V không buôn bán được, mọi chi phí sinh hoạt phụ thuộc vào chồng.

hình ảnh

Gia đình 5 người chi gần 25 triệu đồng/tháng, chưa kể chi phí phát sinh (Ảnh: FB)

Hằng tháng, gia đình chị C.V gồm 3 người lớn và 2 con nhỏ chi tiêu hết gần 25 triệu đồng. Con số khá lớn và theo bà mẹ 2 con, tháng nào chị cũng đau đầu tính toán nhưng vẫn thiếu trước hụt sau, thậm chí còn phải đi vay mượn để bù vào khoản thiếu.

Áp lực là vậy, nhưng chị càng bức xúc hơn khi chồng không thấu hiểu, chia sẻ với vợ mà còn thường xuyên trách vợ “hoang phí”, “không biết giữ tiền”. Chị C.V quyết định chia sẻ bảng chi tiêu của gia đình trong một tháng, nhờ hội chị em phân xử:

“Theo mọi người nhà mình chi tiêu như vậy có nhiều không? Chứ mình đã rất tiết kiệm, ấy mà chồng còn trách cứ. Mỗi tháng đến kỳ nộp tiền học phí cho con, hay nộp lãi là chồng lại cằn nhằn, kêu vợ không biết cân đối, xài phung phí. Nhiều lần mình bực quá, giao lại tiền cho anh giữ, nhưng cảnh chồng giữ tiền, mình đi chợ hay muốn mua gì cũng phải hỏi xin từng đồng cũng không ổn.”

Kèm theo đó, chị C.V chia sẻ ảnh chụp bảng chi phí hằng tháng của gia đình 5 người. Chia sẻ của chị V. nhanh chóng nhận được nhiều lượt quan tâm của dân tình. Tất nhiên, cư dân mạng một lần nữa lại bùng nổ những ý kiến trái chiều.

hình ảnh

Hình minh họa (Ảnh: Việt Nam Hội Nhập)

Đầu tiên, nếu cộng tiền ăn uống, học hành và tiền sữa cho con thì sẽ thấy gia đình này tiêu khoảng 10 triệu/tháng. Đây là con số không quá cao so với gia đình 5 người. Thậm chí là vừa vặn, hợp lý. Vậy khoảng 14 triệu còn lại đi đâu? Nhìn theo bảng thống kê, sẽ thấy chị vợ phải trả lãi cho Hội phụ nữ, tiền lãi vay mượn mua xe và tiền chơi hụi (2,5 triệu +4,8 triệu +6,6 triệu) thì vừa đủ số tiền nêu trên.

Khoản này có hợp lý hay không, chắc phải tùy theo cảm nhận của mỗi người, tiền lãi phải trả hàng tháng chắc chắn là không tránh khỏi. Tuy nhiên tiền chơi hụi, có thể tạm dừng vì bây giờ khó khăn, không chơi lúc này thì chơi lúc khác, chứ đừng để bản thân đi vay nợ.

Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, chơi hụi cũng là một cách tiết kiệm tiền. Thay vì để ở nhà dễ tiêu hết thì gửi tạm vào hụi, cuối năm lấy ra, tiền vẫn ở đó chứ chẳng đi đâu hết. Tính ra, đây chính là khoản dư mà anh chồng muốn có, chị vợ chỉ cần giải thích cho chồng hiểu, sau đó thống nhất với nhau, có nên tiếp tục chơi hụi hay không.

Suy cho cùng, mùa dịch với nhiều khó khăn, có lẽ anh chồng cảm thấy bị quá sức khi phải làm trụ cột gia đình, bởi bình thường anh còn vợ phụ giúp. Nay nhìn trong nhà cảm thấy chẳng dư đồng nào nên bứt rứt không yên.

Có thể, anh muốn dư ra để có chút tiền gửi cho ba mẹ, nhưng thấy vợ tiêu vừa đủ nên đâm ra bực bội. Cách giải quyết hợp lý nhất lúc này là cả hai bên cùng ngồi xuống với nhau, phân định kế hoạch tiêu tiền cụ thể. Khoản nào cắt giảm được thì cắt giảm, khoản nào giữ nguyên thì cố gắng duy trì.

hình ảnh

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, anh chồng thay vì chỉ trích thì nên cảm thông cho vợ. Đã là phụ nữ, chẳng ai muốn mang tiếng mình “ăn bám” chồng và cái câu “không biết giữ tiền” nghe nó nhục nhã lắm, cứ như mũi dao đâm vào trái tim nhỏ bé.

Đã thế, bao năm qua vợ cũng có công việc của riêng mình, cũng phụ chồng làm ăn, chăm sóc con cái, đi chợ cơm nước chưa thiếu ngày nào. Nếu tính “tiền công” thì nó còn cao hơn cả tiền lương của anh nữa. Nếu anh cứ so lọ nước mắm, đếm củ dưa hành thì chẳng đáng mặt đàn ông.

Còn chị vợ, đừng dại tranh cãi với chồng, nếu chông chê thì cứ giao lại việc phải chi tiêu trong nhà cho anh ta, vừa nhẹ gánh mà không bị đau đầu và trách móc. Để xem anh ta có trụ nổi một tháng không?

Sau cùng, dịch bệnh là điều không ai mong muốn. Bây giờ sức khỏe và gia đình là quan trọng nhất, tiền có hụt đôi chút thì đã làm sao, không kiếm lúc này thì kiếm lúc khác. Thế nên thay vì chỉ trích, xin hãy dành cho nhau tình yêu thương thật nhiều. Bởi còn sống, đã là điều may mắn.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X