𝚃𝚛ướ𝚌 𝚔𝚑𝚒 𝚌𝚑𝚘 𝚝𝚛ẻ đ𝚒 𝚝𝚒ê𝚖 𝚟ắ𝚌 𝚡𝚒𝚗 𝚗𝙲𝚘𝚅: 𝙱𝚂 𝚗ó𝚒 𝟻 đ𝚒ề𝚞 𝚗ê𝚗 𝚌𝚑𝚞ẩ𝚗 𝚋ị, 𝟷 𝚋𝚒ế𝚗 𝚌𝚑ứ𝚗𝚐 𝚌ầ𝚗 𝚕ư𝚞 ý

Chính vì thế mà không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện tiêm chủng nCoV cho trẻ. Trước là TPHCM và một số tỉnh phía Nam, hiện tại Hà Nội cũng đang khẩn trương tiêm chủng cho trẻ ở khắp các trường học. Đăng ký tiêm cho

Chính vì thế mà không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện tiêm chủng nCoV cho trẻ. Trước là TPHCM và một số tỉnh phía Nam, hiện tại Hà Nội cũng đang khẩn trương tiêm chủng cho trẻ ở khắp các trường học.

Đăng ký tiêm cho con xong giờ có lịch ngày giờ chắc chắn bố mẹ nào cũng có tâm lý hồi hộp, lo lắng, không biết mình nên chuẩn bị những gì để sẵn sàng cho con tiêm chủng được an toàn và hiệu quả nhất.

Mình vừa đọc được thông tin giải đáp thắc mắc này trên báo VnExpress, thấy rất hữu ích nên chia sẻ lại với mọi người nhé. Cái này ai cũng nên biết vì trước sau gì bọn nhỏ cũng sẽ chích ngừa thôi.

hình ảnh

Vắc xin Pfizer đang được tiêm cho trẻ em. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Trước ngày trẻ tiêm chủng vắc xin nCoV, cha mẹ cần chuẩn bị những gì

Theo Ths. BS Nguyễn Hiền Minh (Phó trưởng đơn vị tiêm chủng BV Đại học Y dược TP. HCM) cho biết:

1. Cha mẹ không được tự ý ngừng các loại thuốc điều trị mà trẻ đang sử dụng nếu có. Tuy nhiên, khi đi tiêm thì nhớ mang theo toa thuốc, bệnh án nếu có để bác sĩ khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng phù hợp.

2. Không trì hoãn những lịch tiêm chủng khác mà trẻ đang tiêm chủng, nhớ mang theo sổ tiêm chủng những loại vắc xin khác của trẻ. Với bé gái thì nếu đang tới ngày bố mẹ vẫn có thể cho bé đi tiêm như bình thường, không phải tạm hoãn trừ trường hợp bé bị đau bụng nhiều, nôn, mệt mỏi kèm sốt.

3. Trước ngày tiêm, cha mẹ nên cho bé nghỉ ngơi, ngủ sớm đồng thời giải thích về việc chủng ngừa cho trẻ để tạo tâm lý thoải mái. Nên cho bé ăn thêm bữa phụ nhẹ nhàng 1 tiếng trước khi tiêm để tránh trẻ chờ lâu đói bụng có thể bị hạ đường huyết. Đồng thời, mẹ cũng có thể cho bé uống viên sủi đa vitamin hoặc vitamin C vào sau bữa ăn trước giờ đi tiêm.

4. Nhớ cho trẻ uống nhiều nước vào ngày tiêm sẽ có thể giúp bé bớt sốt.

5. Cho con mặc trang phục rộng rãi, thoải mái và nên tiêm vào tay không thuận để giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt do trẻ có thể bị đau, mỏi sau tiêm. Quan sát, theo dõi trẻ ít nhất 30 phút ở ngay tại điểm tiêm để có gì bất thường thì báo ngay cho nhân viên y tế. Không để băng keo cá nhân ở vị trí tiêm quá lâu mà sau 30 phút nên gỡ ra.

hình ảnh

Chuẩn bị kĩ lưỡng giúp trẻ tiêm chủng hiệu quả và an toàn hơn, ảnh minh họa, internet

Lưu ý về biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Khi trẻ về nhà, cha mẹ vẫn nên theo dõi tiếp và nên cho bé nghỉ ngơi, không nên đi chơi hay tham gia những hoạt động thể lực khác vào ngày tiêm chủng.

Còn theo BS. Nguyễn Huy Luân (trưởng đơn vị tiêm chủng BV ĐH Y Dược TP. HCM) cho hay: ngoài phản ứng phản vệ thì sau 30 phút – 24 giờ sau tiêm, trẻ có thể gặp một trong những biến chứng như viêm cơ tim, viêm màng tim.

Biến chứng này thường xảy ra từ 2 – 3 ngày sau tiêm vắc xin mũi 2 và gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái. Biểu hiện của nó gồm: đau ngực, hụt hơi, cảm giác nhịp tim nhanh, đập không đều hoặc đập thình thịch…

Mặc dù tỷ lệ mắc biến chứng này sau tiêm ở trẻ tại các nước đã tiến hành tiêm chủng chiếm tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn không nên chủ quan.

hình ảnh

Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành tiêm chủng cho trẻ em. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Loại vắc xin nào được tiêm cho trẻ em Việt Nam?

Theo TS. BS Phạm Quang Thái (trưởng văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc) cho biết: Trong số các loại vắc xin đang được tiêm hiện nay chỉ có Pfizer đã được phê duyệt để tiêm cho trẻ từ 12 – 17 tuổi. Nhiều nước cũng đang dùng Pfizer để tiêm cho trẻ.

Ông Thái cho biết: Trong thời gian tới có thể sẽ có các loại vắc xin khác nộp hồ sơ để được cấp phép sử dụng cho trẻ tại Việt Nam. Chẳng hạn như vắc xin của Cuba đã được dùng tiêm cho trẻ em nước họ. Song, Việt Nam vẫn chưa phê duyệt những vắc xin này cho trẻ em.

Từ những thông tin mà báo chí đăng tải, có thể thấy rằng việc chủng ngừa cho trẻ không sớm thì muộn cũng sẽ diễn ra. Tại nhiều nước, người ta đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng cho trẻ từ lâu và lợi ích mà nó mang lại không hề nhỏ. Do đó, dù còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng mình nghĩ các mẹ nên cho con đi tiêm đi ạ. Vì vắc xin đã được các nước sử dụng, nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành nghiên cứu kỹ lưỡng rồi ấy.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X