𝚃𝚛𝚘𝚗𝚐 𝚝𝚑á𝚗𝚐 𝚗à𝚢, 𝚝𝚛ẻ 𝚎𝚖 𝚌ó 𝚝𝚑ể 𝚜ẽ đượ𝚌 𝚝𝚒ê𝚖 𝚟𝚊𝚌𝚌𝚒𝚗𝚎 𝚗𝚐ừ𝚊 𝙲𝚘𝚟𝚒𝚍-𝟷𝟿

Theo dự kiến, đến tháng 1/2022, TP.HCM sẽ cho học sinh quay trở lại trường học. Vì vậy, trong bối cảnh này, lãnh đạo nhiều bệnh viện sản, nhi trên địa bàn đã kiến nghị thành phố sớm triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em. Phản hồi về vấn đề này, Thứ trưởng

Theo dự kiến, đến tháng 1/2022, TP.HCM sẽ cho học sinh quay trở lại trường học. Vì vậy, trong bối cảnh này, lãnh đạo nhiều bệnh viện sản, nhi trên địa bàn đã kiến nghị thành phố sớm triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em. Phản hồi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, hiện tại Bộ cũng đang xây dựng kế hoạch tiêm chủng cho nhóm đối tượng trên.

 Các em học sinh đang được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm lần lượt. (Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng)

Các em học sinh đang được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm lần lượt. (Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng)

Thanh Niên đăng tải, thông tin trên được đưa ra trong buổi tiếp xúc giữa Bộ Y tế và cử tri ngành y tế của Đoàn ĐBQH TP.HCM diễn ra sáng ngày 9/10 mới đây. Tại buổi làm việc, nhiều cử tri đã nêu lên tính cấp thiết trong việc tiêm chủng cho đối tượng trẻ em. Cụ thể, theo ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện tại, Việt Nam có khoảng 25 triệu trẻ em; 1,8 triệu người từ 5-18 tuổi trong số đó đang sinh sống tại TP.HCM.

Đáng nói, theo vị bác sĩ này, khi tỉ lệ tiêm chủng của người trên 18 tuổi càng cao thì nguy hiểm cũng sẽ dồn cho trẻ em. Điển hình như tại Mỹ, chỉ trong vòng 2 tuần cuối tháng 9, số trẻ em nhập viện do nhiễm Delta đã lên đến hơn 500.000 trường hợp. Con số này còn tăng cao hơn khi Mỹ cho phép trẻ em quay trở lại trường học dù chưa tiêm chủng.

Từ thực tiễn đó, vị bác sĩ cho rằng Việt Nam nên nhanh chóng tiêm chủng cho trẻ em, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị trở lại trường học như hiện nay. Bởi đây là nhóm đối tượng nhạy cảm, nhiều bé còn có bệnh lý nền.

Vaccine Moderna được đánh giá rất cao về hiệu quả trong phòng ngừa dịch bệnh.

Đồng quan điểm với bác sĩ Hùng, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cũng đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế nhanh chóng tiêm chủng cho nhóm dưới 18 tuổi. Bởi lẽ trên thế giới hiện nay cũng đã có nhiều nước triển khai tiêm cho trẻ từ 12-18 tuổi, thậm chí có quốc gia còn kiến nghị để trẻ từ 5-12 tuổi sử dụng vaccine. Trước ý kiến đó, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM Lê Trường Giang cũng đề nghị giảm tỷ lệ tiêm vaccine cho người trên 18 tuổi từ 80% xuống 70% để dành một phần tiêm cho trẻ em.

 Hiện tại, những người dưới 18 tuổi chỉ được khám sức khoẻ sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm. (Ảnh: Báo Chính Phủ)

Hiện tại, những người dưới 18 tuổi chỉ được khám sức khoẻ sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm. (Ảnh: Báo Chính Phủ)

Trước những kiến nghị trên, tại buổi tiếp xúc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, hiện tại Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em. Nếu đúng theo dự kiến thì trong tháng 10 này, ngành y tế Việt Nam sẽ triển khai tiêm cho nhóm đối tượng từ 12 – 18 tuổi. Sau đó sẽ vừa đánh giá vừa mở rộng xuống các độ tuổi thấp hơn.

Trước đó, Việt Nam cũng đã đặt mua hàng chục triệu liều vaccine Pfizer của Mỹ và Abdala của Cuba. Đây là 2 loại vaccine có đánh giá cao về hiệu quả trong phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời cũng được nhiều nước sử dụng để tiêm chủng cho trẻ em.

 Dự kiến nước ta sẽ dùng vaccine Abdala cho trẻ em. (Ảnh: CNN)

Dự kiến nước ta sẽ dùng vaccine Abdala cho trẻ em. (Ảnh: CNN)

Việc tiêm ngừa vaccine cho trẻ em là cần thiết, song vẫn cần phải đánh giá trên nhiều phương diện nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ và công tác phòng dịch tối đa. Vì vậy, trong thời gian này, các em vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch, luôn cố gắng nâng cao sức đề kháng của bản thân.

BÀI LIÊN QUAN
X