𝚂ự 𝚝𝚑ậ𝚝 𝚟𝚒ệ𝚌 “𝟸 𝚗𝚐ườ𝚒 đ𝚒 𝚗𝚐𝚊𝚗𝚐 𝚚𝚞𝚊 𝚗𝚑𝚊𝚞 𝚌ũ𝚗𝚐 𝚕â𝚢 𝙲𝙾𝚅𝙸𝙳”: 𝚃𝚂 𝚅𝚒ệ𝚝 ở 𝙼ỹ 𝚌𝚑ứ𝚗𝚐 𝚖𝚒𝚗𝚑 𝟻𝙺 + 𝚟ắ𝚌 𝚡𝚒𝚗 𝚕à đủ

Thực tế không giống điều kiện trong phòng thí nghiệm Trong bài báo nêu trên có đoạn: “Theo báo New York Times, mới đây một nhóm các nhà virus học và chuyên gia về aerosol của Đại học Florida (Mỹ) đã chứng minh được đúng điều đó: virus còn sống quả thật lơ lửng trong

Thực tế không giống điều kiện trong phòng thí nghiệm

Trong bài báo nêu trên có đoạn: “Theo báo New York Times, mới đây một nhóm các nhà virus học và chuyên gia về aerosol của Đại học Florida (Mỹ) đã chứng minh được đúng điều đó: virus còn sống quả thật lơ lửng trong không khí và có khả năng xâm nhập tế bào (tức l.â.y n.h.iễm).

Nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc cô lập virus từ aerosol trong không khí ở khoảng cách 2,1 – 4,87m xung quanh bệnh nhân C.O.VID-19 trong bệnh viện – xa hơn nhiều khoảng cách 2m hay được khuyến cáo trong giãn cách xã hội.

Họ chế ra một thiết bị lấy mẫu dùng hơi nước tinh khiết làm tăng kích cỡ các hạt aerosol trong không khí để dễ dàng thu thập (…).

Việc thu mẫu được tiến hành trong B.ệ.nh viện Health Shands của Đại học Florida, trong một khoa chuyên dành cho b.ệ.nh nhân C.O.VID-19 để mẫu không bị lẫn lộn các loại virus đường hô hấp khác.

Đặc biệt, không b.ệ.nh nhân nào ở đó phải áp dụng các kỹ thuật y khoa có thể tạo ra aerosol (như đặt ống thở) vì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trước đây luôn cho rằng đây là nguồn phát tán virus chính qua không khí trong môi trường b.ệ.nh viện.

Kết quả cuối cùng, dù đã đoán trước vẫn gây kinh ngạc: Ở cả hai khoảng cách 2,1m và 4,87m nhóm nghiên cứu đều “bắt” được virus còn sống, có khả năng xâm nhập tế bào. Xét nghiệm gen cho kết quả không khác gì mẫu dịch hầu họng của một bệnh nhân C.O.VID-19 mới nhập viện”.

Cuối cùng, bài báo dẫn ý kiến của một bác sĩ cho rằng khoảng cách giãn cách 2 m là không đủ để an toàn.

Tôi đã đọc lại bài báo và nhận thấy nó rất cũ, đã xuất bản cách đây tận một năm, từ tháng 8/2020. Có lẽ gần đây mọi người lại chuyền tay nhau nên nó lại nổi lên phổ biến và cũng không nhiều người xem lại thời gian xuất bản của nó nên khá lo lắng.

Do đây là một bài báo từ cách đây một năm, từ đó đến nay khoa học đã hiểu biết về virus này hơn trước rất nhiều, nên những gì mọi người nghe hướng dẫn về cách phòng tránh C.O.VID ở thời điểm hiện tại là chính xác nhất. Nếu không đúng thì nó đã được sửa lại từ lâu rồi.

Nhưng xin giải thích thêm chút nữa để mọi người an tâm hơn.

Virus có trong giọt bắn/giọt hơi nước li ti đủ kích cỡ khi người bệnh h.o, hắt hơi, ca hát, thở. Khi h.o và hắt hơi thì có tài liệu nói người bệnh có thể thổi ra đến 200.000.000 con virus. Nhưng nếu chỉ nói chuyện bình thường thì chỉ thổi ra 20-50 con virus.

Virus SARS-CoV-2 là loại virus có lớp vỏ ngoài làm bằng thành tế bào (người chẳng hạn), nên cần được giữ ẩm. Nếu môi trường quá khô, quá nóng thì virus sẽ bị “c.h.ết” đi.

Với hai điều này, bạn hãy tưởng tượng khi người b.ệ.nh ho ra, các giọt bắn to sẽ chứa nhiều virus, giọt bắn nhỏ sẽ chứa ít virus. Giọt bắn to sẽ rơi xuống đất và các mặt phẳng phía dưới nhanh hơn, giọt nhỏ mới lơ lửng và bay xa. Nhưng giọt nhỏ cũng sẽ mau bốc hơi và khô đi, nên virus sẽ mau “c.h.ết” hơn.Virus corona là gì? | Vinmec

Virus không thể tồn tại độc lập ngoài không khí. Trong môi trường nhiệt độ cao, dưới ánh nắng, giọt hơi nước chứa virus sẽ nhanh chóng khô đi trong vài phút khiến virus c.h.ế.t đi

Trong bài báo trên cũng dẫn: “(Các nhà nghiên cứu) chế ra một thiết bị lấy mẫu dùng hơi nước tinh khiết làm tăng kích cỡ các hạt aerosol trong không khí để dễ dàng thu thập”.

Do giọt nhỏ mau bốc hơi và khô đi nên trong nghiên cứu kể trên họ mới phải phun hơi nước để làm các giọt nước li ti lớn lên, đồng thời cũng bảo toàn virus. Điều này tốt cho thí nghiệm, nhưng đánh giá kỹ thì sẽ không phù hợp hoàn toàn với điều kiện thực tế.

Giải đáp thắc mắc: Đeo khẩu trang nhiều có sao không? | MedlatecLợi ích của việc đeo khẩu trang

Ngoài ra, trong bài này chỉ phân lập được virus trong điều kiện thuận lợi cho virus (ví dụ….), nhưng chưa rõ số lượng virus trong giọt li ti đó là bao nhiêu, có đủ để gây bệnh hay không. Khả năng cao là không. Có hai ý kiến về số lượng virus “sống” tối thiểu cần có để g.â.y b.ệ.nh cho người: 100-250 con virus hoặc 1000 con virus.

Đây là lý do vì sao có hướng dẫn rằng phải nói chuyện trong 10-15 phút với người n.h.iễm b.ệ.nh (không ho/hắt hơi) mới có nguy cơ n.hi.ễm b.ệ.nh đối với virus cũ. Thêm nữa là cũng không có chuyện hai người chỉ cần đi ngang qua nhau là l.â.y b.ệ.nh cho nhau, trừ khi nó tập hợp tất cả các điều kiện sau đây:

1. Cả hai người đều không đeo khẩu trang

2. Một trong số đó là người b.ệ.nh

3. Người b.ệ.nh này hắt hơi

4. Người kia ngay lập tức đi ngang qua vùng không khí trước mặt người b.ệ.nh

Để so sánh, virus g.â.y b.ệ.nh sởi chỉ cần 1 con cũng đủ gây bệnh. Virus sởi không có lớp vỏ bọc như SARS-CoV-2 nên có thể tồn tại trong không khí dù hạt nước đã bốc hơi hết. Đây mới đúng là virus điển hình của hiện tượng l.â.y l.a.n qua không khí.

Tóm lại, mọi người cứ bình tĩnh tuân theo hướng dẫn 5K và đi tiêm vaccine ngay khi có thể là được.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X