𝙿𝚑ả𝚒 𝚗ằ𝚖 𝚐ầ𝚖 𝚐𝚒ườ𝚗𝚐, 𝚋é 𝚝𝚛𝚊𝚒 𝚞𝚗𝚐 𝚝𝚑ư 𝚔𝚑ó𝚌 𝚘à 𝚜ợ 𝚐𝚒ờ đ𝚒 𝚗𝚐ủ

Tính theo tháng, Y Trê Knul chưa đầy 2 tuổi. Con vẫn đang bú sữa mẹ. Căn bệnh ung thư hệ tạo huyết khiến con chẳng được lớn lên như một đứa trẻ bình thường. Khoảng tháng 11 năm ngoái, Y Trê mới hơn 1 tuổi. Con lên cơn sốt bất thường, gia đình đưa

Tính theo tháng, Y Trê Knul chưa đầy 2 tuổi. Con vẫn đang bú sữa mẹ. Căn bệnh ung thư hệ tạo huyết khiến con chẳng được lớn lên như một đứa trẻ bình thường. Khoảng tháng 11 năm ngoái, Y Trê mới hơn 1 tuổi.

Con lên cơn sốt bất thường, gia đình đưa đi khám tại địa phương 2 ngày liên tiếp vẫn không rõ nguyên nhân, liền chuyển tuyến cho con vào Bệnh viện Tây Nguyên, sau đó, con tiếp tục được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM để thăm khám kỹ càng hơn.

Sau 2 tuần làm các thủ tục xét nghiệm, bác sĩ hỏi anh Y Thân, cha của bé Y Trê: “Con bị ung thư, bệnh đã trở nặng, gia đình có dự định điều trị cho con hay không? Liệu có lo được kinh phí hay không?”. Y Thân trả lời: “Hiện tại, gia đình không có tiền, tuy nhiên, bằng mọi cách sẽ chữa trị cho con”. Nói xong, anh gọi điện thoại về quê, nhờ người vay lãi nóng để có tiền cho con chữa bệnh. Bé Y Trê được nhập viện Bệnh viện Ung bướu, bắt đầu cho hành trình chiến đấu của mình, với căn bệnh, với những lần vô hóa chất khiến con bầm dập.

Phải nằm gầm giường, bé trai ung thư khóc oà sợ giờ đi ngủ-1

Do bị quá tải số lượng bệnh nhi, bé Y Trê phải nằm dưới gầm giường. Nhiều lần bị đụng đau khiến con khóc òa khi đến giờ đi ngủ.

Bệnh viện Ung bướu thường xuyên bị quá tải, phải sắp xếp cho bệnh nhi nằm dưới gầm giường trong quá trình điều trị bệnh. Bởi lẽ, ở trong phòng còn có đầy đủ máy móc, thiết bị, phòng trường hợp các con phát bệnh đột ngột. Nên dù có chật chội, các cha mẹ cũng chỉ còn biết cố gắng chịu đựng vì con. Nhưng những đứa trẻ thì chẳng thể hiểu. Tại sao chúng lại phải chen chúc dưới gầm giường thấp, chật chội, và nóng nực như vậy. Y Trê lại càng quá nhỏ để hiểu được điều đó.

Anh Y Thân chia sẻ với VietNamNet: “Do gầm giường bệnh thấp quá, đứa trẻ còn nhỏ, thường xuyên bị đụng, đau quá nên thành ra con sợ. Cứ mỗi lúc chui vào gầm giường để ngủ là con khóc. Cũng bởi không có tiền nên chẳng thể thuê phòng trọ, cứ tối đến, cả nhà 3 người chúng tôi lại chen chúc dưới ấy. Thường thì con khóc một lúc rồi ngủ quên đi. Lâu dần, con mới quen hơn chút”.

Gia đình Y Thân đều là người dân tộc thiểu số, ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Theo phong tục của họ, con trai phải theo vợ, gái út ở với cha mẹ. Y Thân có 6 chị em gái, cha mẹ mất sớm, chẳng có của nẻo để dành nên cuộc sống ai cũng khốn khó. Nhà vợ Y Thân cũng có 7 người con, vợ anh không phải con út nên không được phép ở cùng cha mẹ. Họ đã được cho ra ở riêng, tuy nhiên, không có nhà nên vẫn được cho ở tạm nhà cha mẹ vợ. 3 gia đình, 3 thế hệ cùng sống trong ngôi nhà sàn đã xuống cấp, mộc mại, cầu thang để lên nhà đã bị sập, phải xây vách bao quanh và cầu thang để vào nhà.

Phải nằm gầm giường, bé trai ung thư khóc oà sợ giờ đi ngủ-2

Điều kiện gia đình khó khăn, đến lúc con bệnh, anh Y Thân phải tạm gác ý định dành tiền mua nhà. Mọi tài sản như xe cộ, đất đai đều bán hết để chữa bệnh cho con.

Y Thân luôn biết rằng, gia đình anh không được phép ở đó lâu dài. Vì vậy, ngoài vài sào rẫy cha mẹ vợ cho để làm lụng, kiếm chút gạo ăn, anh dành thời gian rảnh đi làm mướn, nhổ khoai mì, bốc vác, hi vọng sớm mua lại được căn nhà cũ để ở con có chỗ ở lâu dài. Ấy vậy nhưng, của để dành vẫn chưa thấy đâu, bỗng dưng tai họa ấp đến khiến anh không thể xoay sở kịp. Con trai cần nhập viện khẩn cấp, anh phải vay lãi nóng, lãi suất cao để đóng tạm ứng viện phí. Sau đó nhờ người thân bán đi 2 chiếc xe máy cũ, đất rẫy để trả nợ và có tiền cho con.

Số tiền ấy không thấm là bao. Anh tiếp tục phải vay mượn của người thân, hàng xóm, nhưng ở quê anh, người dân đều làm nương rẫy, lấy đâu ra số tiền lớn để anh có thể vay mượn mãi. Vợ anh từ nhỏ không được học hành, không thể giao tiếp hay hiểu được tiếng Kinh. Để 2 mẹ con ở viện tự chăm nhau chẳng đặng. Anh cũng đành bỏ hết mọi công việc, giờ đây, cứu con quan trọng hơn hết thảy.

Nghĩ lại trước đây hiếm muộn, chạy chữa hơn 5 năm mới có con, giờ được đứa con thứ 2 lại không may mắc bệnh hiểm nghèo, tài sản đều đã mang bán, vợ lại chẳng thể một mình chăm con để anh đi làm, Y Thân suy sụp. Anh không biết phải làm như thế nào mới có thể giúp con trai bé nhỏ vượt qua cơn hoạn nạn.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Bạn đọc giúp đỡ bé Y Trê Knul xin liên hệ anh Y Thân Êban.

Số điện thoại: 0365026106.

Địa chỉ: xã Eawer, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

Theo giaidnhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X