𝙿𝙶𝚂 𝙽𝚐𝚞𝚢ễ𝚗 𝙻â𝚗 𝙷𝚒ế𝚞: 𝟾 𝚍ấ𝚞 𝚑𝚒ệ𝚞 𝙵𝟶 𝚐ặ𝚙 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚑𝚒ể𝚖 𝚌ầ𝚗 đượ𝚌 𝚌ấ𝚙 𝚌ứ𝚞 𝚔ẻ𝚘 đ𝚎 𝚍ọ𝚊 𝚝í𝚗𝚑 𝚖ạ𝚗𝚐

Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng cao, hệ thống y tế quá tải nên nhiều địa phương đã cho F0 thể nhẹ, không triệu chứng tự cách ly, điều trị tại nhà. PGS Hiếu đã đưa ra hướng dẫn F0 tạm thời tại nhà, cụ thể như sau:

Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng cao, hệ thống y tế quá tải nên nhiều địa phương đã cho F0 thể nhẹ, không triệu chứng tự cách ly, điều trị tại nhà.

PGS Hiếu đã đưa ra hướng dẫn F0 tạm thời tại nhà, cụ thể như sau: Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp và lực lượng y tế. Trong đó, lực lượng y tế đảm nhận 4 vài trò:

1, Xác định các F0 có nguy cơ thấp;

2, Theo dõi và hướng dẫn chăm sóc/tự chăm sóc F0 tại nhà;

3, Can thiệp kịp thời khi có diễn biến xấu về sức khỏe F0 trong lúc chờ đưa đi bệnh viện;

4, Xác định các F0 đã khỏi bệnh.

Tiêu chí F0 có nguy cơ thấp: Là những trường hợp không có dấu hiệu suy hô hấp (SpO2 >/=96%, nhịp thở<20l/p) và kèm theo tối thiểu 1 trong 2 điều kiện sau: Đã tiêm tối thiểu 1 mũi vắc xin >/= 14 ngày hoặc Đáp ứng đủ 4 yêu cầu sau: tuổi < 45, không có bệnh nền, đang không mang thai và không béo phì.

Theo dõi – hướng dẫn chăm sóc/tự chăm sóc F0 tại nhà: F0 bắt buộc phải có thiết bị đo SpO2 tại nhà. Nhân viên y tế cần phải lập danh sách F0 tại nhà để theo dõi: Sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2 và huyết áp (nếu có thể); Các triệu chứng: ho, rát họng, chảy mũi, đau người….Tần suất: tối thiểu 2 lần/ngày.

Hướng dẫn F0 tự chăm sóc/chăm sóc.

“Cần phải điều trị các triệu chứng: hạ sốt, bù nước và điện giải. Phát hiện sớm các diễn biến xấu để liên hệ đưa đi Bệnh viện kịp thời: SpO2; Ý thức; Rối loạn nhịp mạch, HA….”, PGS. Hiếu lưu ý.

Tuy nhiên, với những trường hợp này cần theo dõi sát sao, bởi F0 có thể trở nặng bất cứ lúc nào. Nếu nhận thấy 8 dấu hiệu này, nên liên hệ với cơ sở y tế ngay lập tức.

4

Phát hiện sớm dấu hiệu cần được cấp cứu:

PGS. Hiếu cho biết, trong quá trình quản lý F0 tại nhà cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng sau của bệnh nhân để đưa bệnh nhân đi cấp cứu sớm:

– Triệu chứng thần kinh: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả

– Hô hấp: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc nhịp thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 ≤ 94%.

– Chi: Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân

– Da xanh, môi nhợt, lạnh đầu chi

– Toàn thân: Bất kỳ tình trạng bất ổn nào mà mình nghĩ rằng cần cấp cứu ngay

– Nhịp tim: > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút

– Huyết áp: HATT < 90 mmHg, HATTr < 60 mmHg.

– Đau ngực: Đau thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

Dấu hiệu cấp cứu ở trẻ em:

– Tím tái

– Ho hoặc khó thở, thở nhanh: nhịp thở ≥ 60 lần/phút ở trẻ < 2 tháng; ≥ 50 lần/phút ở trẻ từ 2 – 11 tháng; ≥ 40 lần/phút ở trẻ từ 1 – 5 tuổi

– Toàn thân: Bất kỳ tình trạng bất ổn nào mà mình nghĩ rằng cần cấp cứu ngay

– Không thể uống, bú được.

– SpO2 ≤ 94%

– Thở rên, hoặc rút lõm lồng ngực

PGS. Nguyễn Lân Hiếu lưu ý, trong lúc chờ đưa F0 đi bệnh viện cần phải: Cung cấp oxy nếu có thể trong khi chờ để đưa BN đi bệnh viện; Cân nhắc sử dụng steroid.

Bên cạnh đó, Giám đốc Bệnh viện Đại học y cũng đã đưa ra tiêu chí xác định các F0 khỏi bệnh:

Nhóm không có triệu chứng: tối thiểu 10 ngày kể từ ngày có XN dương tính đầu tiên + 2 XN RT-PCR có CT >/= 30;

Nhóm có triệu chứng: tối thiểu 14 ngày (3 ngày cuối không có triệu chứng) + 2 XN RT-PCR, có CT >/= 30.

7

9 biện pháp ngừa Covid-19 do Bộ Y tế khuyến cáo

1, Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

2, Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.

3, Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

4, Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

5, Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

6, Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

7, Nếu bạn từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ.

8, Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.

9, Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X