𝙽𝚑𝚒ề𝚞 𝚋ạ𝚗 𝚝𝚛ẻ 𝚕à 𝙵𝟶 𝚗𝚐ậ𝚖 𝚗𝚐ù𝚒 𝚟𝚒ế𝚝 đơ𝚗 𝚡𝚒𝚗 𝚝𝚑ô𝚒 𝚟𝚒ệ𝚌: 𝙶𝚒𝚊𝚗 𝚗𝚊𝚗 𝚝ì𝚖 𝚟𝚒ệ𝚌 𝚖ớ𝚒 𝚜𝚊𝚞 𝚔𝚑𝚒 𝚔𝚑ỏ𝚒 𝚋ệ𝚗𝚑

Câu chuyện của Nguyễn Thị Lệ Hằng (27 tuổi) là một nhân viên văn phòng tại TP. HCM, cũng rơi vào cảnh như thế. Cô gái nhận kết quả dương tính từ đầu tháng 8 và phải điều trị 14 ngày. Trong suốt thời gian tại khu điều trị, cô không thể giải quyết được

Câu chuyện của Nguyễn Thị Lệ Hằng (27 tuổi) là một nhân viên văn phòng tại TP. HCM, cũng rơi vào cảnh như thế. Cô gái nhận kết quả dương tính từ đầu tháng 8 và phải điều trị 14 ngày. Trong suốt thời gian tại khu điều trị, cô không thể giải quyết được công việc mà công ty đã giao.

Trước đó, cô gái trẻ này vừa ký hợp đồng thử việc với mức lương hơn 8 triệu đồng với một công ty chuyên về thiết bị điện tử. Đi làm được vài ngày, công ty chuyển sang chế độ làm việc tại nhà và cô bị dương tính.

Đối với cô gái đến từ một tỉnh của Tây Nguyên, các chi phí thuê phòng trọ và sinh hoạt ở TP. HCM là con số không nhỏ. Đặc biệt là thời gian nửa tháng điều trị, cô không có lương. Sau thời gian điều trị bệnh, với nửa tháng lương còn lại, Lệ Hằng tính toán vừa dành để trả tiền trọ và mua thuốc thang, đồ dùng hàng ngày.

hình ảnh

Vừa mới nhận thử việc, Lệ Hằng đã phải đi cách ly (Ảnh: Dân Trí).

“Trở về sau 14 ngày điều trị Covid-19, tôi chỉ dành ra 2 ngày để nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần. Đến ngày thứ 3, tôi bắt đầu trở lại với công việc. Bây giờ ngồi trước máy tính để làm việc không dễ dàng chút nào. Tinh thần không ổn định khiến tôi không thể tập trung”, Lệ Hằng nói.

Khối lượng công việc lớn, tồn đọng 2 tuần liền buộc cô phải sắp xếp lại những thứ cần làm. Thế nhưng, những “di chứng” của bệnh vẫn còn dai dẳng, khiến cô gái 27 tuổi liên tục khó thở, tức ngực và choáng váng mỗi khi suy nghĩ căng thẳng hoặc ngồi trước máy tính quá lâu.

“Qua 2 tuần không làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch của công ty. Mấy ngày hôm nay, tôi đều làm việc đến 1-2 giờ sáng với hy vọng giải quyết tối đa phần việc của bản thân”, Lệ Hằng cho biết.

Còn chị Trần Phương Thoan (26 tuổi, trú Quận 3, TPHCM) mới xin vào làm cho một ngân hàng thương mại với công việc liên quan đến truyền thông và chăm sóc khách hàng. Vừa làm được 2 ngày, chị được xác định dương tính và phải nghỉ việc để đi điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 11.

Theo trí nhớ của nữ nhân viên ngành ngân hàng, thời điểm mới nhập viện, một số bệnh nhân mang theo laptop vào bệnh viện để làm việc. Tuy nhiên, có thể do thể trạng yếu, lại tập trung quá nhiều vào công việc nên sức khỏe của bệnh nhân đó chuyển biến xấu. Chỉ mấy ngày sau, họ phải thở oxy.

hình ảnh

Thoan quyết định nghỉ việc để tập trung điều trị (Ảnh: Dân Trí).

“Chứng kiến nhiều bệnh nhân dù mắc bệnh nhưng vẫn “đau đầu” vì công việc, tôi cũng hơi lo lắng khi nhìn lại bản thân. Ngày thứ 3 nhập viện, tôi quyết định xin nghỉ việc hoàn toàn để không bị áp lực, stress”, Thoan cho hay.

Cô gái trẻ này dự định nếu sau khi khỏi bệnh, công ty vẫn nhận thì sẽ tiếp tục thử việc lại từ đầu. Trong trường hợp công ty không đồng ý thì cô sẽ tìm một công việc khác. Tuy nhiên, quyết định nghỉ việc giúp 10 ngày nằm viện của cô thật sự thoải mái, phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Tương tự, chị Trần Thị Phượng Vỹ (trú tại tỉnh Đắk Nông) là nhân viên cho một công ty truyền thông tại quận 12, TPHCM. Công việc viết kịch bản, sản xuất video quảng bá thương hiệu không quá vất vả và có mức lương hơn 15 triệu đồng/tháng, nhưng chị vẫn quyết định xin nghỉ việc trước khi bước vào 14 ngày cách ly tập trung.

“Điều quan trọng nhất trong quá trình cách ly là tâm lý ổn định, thoải mái. Chính vì thế, tôi xin nghỉ việc tại công ty. Trong thời gian cách ly tập trung, tôi chỉ nhận những “job nhỏ” (công việc đơn giản) để duy trì nghề. Sau khi hoàn thành cách ly, có thể tôi sẽ tìm một công việc khác ở ngay tại quê mình”, chị Phượng Vỹ cho biết thêm.

Vậy mới thấy, cuộc sống mưu sinh ở những đô thị lớn chưa bao giờ dễ dàng đối với người trẻ. Dù họ có sức khỏe, có sự năng động, có khả năng thích nghi cao, nhưng khi dịch dã ập tới, họ cũng chới với vô cùng.

Trở thành F0, nhiều người cứ nghĩ chỉ cần có đề kháng tốt, nhất định sẽ mau chóng qua khỏi. Nhưng đó chỉ là bề nổi của hiện thực. Bởi sau khi nhận kết quả dương tính, nỗi lo về sinh mạng đôi khi không bằng nỗi lo cơm áo gạo tiền, vì đối với các bạn trẻ, công việc là ưu tiên hàng đầu để bám trụ tại thành phố. Họ không có gia đình, không có người thân ở bên, nên phải tự lực cánh sinh để vượt qua đại dịch.

Trong 14 ngày phải đi cách ly, họ không thể làm việc, không có thu nhập và éo le hơn là với những ai đang trong giai đoạn điều trị, chấp nhận xin nghỉ việc vì sợ ảnh hưởng đến công ty mới. Vậy là sau khi khỏi bệnh, họ lại rong ruổi trên mạng, nộp CV, nhưng khả năng có được một công việc ưng ý lúc này là vô cùng thấp.

Thế rồi, bao nhiêu nỗi lo ùa về, tiền phòng trọ, tiền điện nước, tiền sinh hoạt, thậm chí có bạn gồng gánh nuôi cả gia đình, mẹ cha ở quê, hoặc nuôi em út đang đi học. Lúc này mà thu nhập không ổn định, là điều nan giải vô cùng.

Vậy cho nên, từ những câu chuyện trên, chúng ta cũng rút ra được một bài học vô cùng quý giá. Đó là hãy biết tích lũy phòng thân cho những trường hợp khẩn cấp như ốm đau, bệnh tật, nghỉ việc đột xuất. Lúc này, chỉ có tiền để dành mới thực sự là “ân nhân cứu mạng” của chính mình.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X