𝙼ũ𝚒 𝚝𝚒ê𝚖 𝚔𝚑á𝚗𝚐 𝚝𝚑ể 𝚌ủ𝚊 𝙰𝚜𝚝𝚛𝚊𝚉𝚎𝚗𝚎𝚌𝚊 𝚑𝚒ệ𝚞 𝚚𝚞ả 𝟾𝟾%: 𝚅ừ𝚊 𝚙𝚑ò𝚗𝚐 𝚟ừ𝚊 𝚌𝚑ữ𝚊 đượ𝚌 𝚗𝙲𝚘𝚅, 𝚌ơ 𝚌𝚑ế 𝚔𝚑á𝚌 𝚟𝚊𝚌𝚌𝚒𝚗𝚎

Liệu pháp này được công bố là có hiệu quả tới 88% trong việc điều trị virus nCov đó mọi người. Nếu liệu pháp này được đưa vào sử dụng thì sẽ vô cùng tiện lợi vì phát huy hiệu quả nhanh và cả những ai không tiêm được vắc xin cũng có thể dùng

Liệu pháp này được công bố là có hiệu quả tới 88% trong việc điều trị virus nCov đó mọi người. Nếu liệu pháp này được đưa vào sử dụng thì sẽ vô cùng tiện lợi vì phát huy hiệu quả nhanh và cả những ai không tiêm được vắc xin cũng có thể dùng được.

Mình có tìm hiểu thì thấy trên báo VnExpress có đưa thông tin rất chi tiết về những hiệu quả của phương pháp mới này mang lại. Mình sẽ chia sẻ lại bên dưới cho những ai cần nha!

hình ảnh

Hãng dược AstraZeneca đã nghiên cứu ra liệu pháp kháng thể mới mang tên AZD7442. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Hiệu quả kéo dài sau 1 lần tiêm bắp

Chính hãng dược AstraZeneca đã nghiên cứu ra liệu pháp kháng thể mới này và công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 vào tối ngày 18/11. Theo kết quả công bố liệu pháp kháng thể mang tên AZD7442 giúp giảm 88% nguy cơ chuyển nặng hoặc không qua khỏi do mắc nCov.

Đồng thời, liệu pháp này cũng làm giảm 83% nguy cơ nhiễm nCoV có triệu chứng nha mọi người. Ông Pascal Soriot, Giám đốc Điều hành AstraZeneca cho biết: Thử nghiệm cũng không ghi nhận trường hợp bệnh nặng hoặc không qua khỏi nào trong nhóm sử dụng AZD7442.

Dữ liệu mới rút ra từ hai nghiên cứu độc lập của hãng dược đó là: Thử nghiệm phòng ngừa PROVENT và thử nghiệm điều trị ngoại trú TACKLE, kéo dài 6 tháng. Thì cả hai đều cho thấy AZD7442 – liệu pháp bộ đôi kháng thể đơn dòng có tác dụng kéo dài hiệu quả mạnh mẽ chỉ sau 1 lần tiêm bắp.

hình ảnh

Trong thử nghiệm PROVENT: Hơn 75% số tình nguyện viên có sẵn các bệnh đồng mắc tại thời điểm đánh giá ban đầu. Họ thuộc nhóm khó đáp ứng vaccine, có nguy cơ chuyển nặng nếu mắc nCov. Các tình nguyện viên chia thành hai nhóm: sử dụng liều 300 mg kháng thể và dùng giả dược. Sau 6 tháng, không có trường hợp nào dùng AZD7442 chuyển nặng hoặc không qua khỏi. Trong nhóm giả dược, thêm hai ca mắc nCov nặng tại thời điểm đánh giá. Các chuyên gia kết luận liệu pháp giúp giảm 83% nguy cơ mắc nCov có triệu chứng.

Trong thử nghiệm TACKLE: Bệnh nhân nCov nhẹ đến trung bình dùng liều AZD7442 600 mg, 90% tình nguyện viên thuộc nhóm dễ trở nặng sau nhiễm nCoV. Kết quả, liệu pháp giảm 88% nguy cơ chuyển nặng hoặc không qua khỏi.

hình ảnh

Liệu pháp AZD7442 giúp giảm 88% nguy cơ chuyển nặng hoặc không qua khỏi do mắc nCov. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Trong cả 2 thử nghiệm trên thì AZD7442 nhìn chung được dung nạp tốt. Ông Hugh Montgomery, giáo sư chuyên ngành Hồi sức tích cực tại Đại học University College London, Anh, cũng là nghiên cứu viên chính của AZD7442, cho biết: “Những kết quả đầy thuyết phục khiến tôi tự tin rằng liệu pháp bộ đôi kháng thể đơn dòng này sẽ cung cấp sự bảo vệ lâu dài cho nhóm bệnh nhân dễ bị tổn thương, để họ sớm được quay lại cuộc sống bình thường”.

Cũng theo ông Montgomery thì ưu điểm của liệu pháp là duy trì hiệu quả lâu dài ở nhóm có nguy cơ cao, khó đáp ứng vaccine, mặc cho sự gia tăng của biến thể Delta.

Liệu pháp kháng thể mới có tác dụng vừa phòng ngừa vừa điều trị nCov

Mene Pangalos, Phó Chủ tịch điều hành Nghiên cứu & Phát triển Dược phẩm Sinh học tại AstraZeneca, nhận định: “AZD7442 là liệu pháp kháng thể có tác dụng kéo dài duy nhất, đủ dữ liệu nghiên cứu giai đoạn 3, chứng minh được hiệu quả cả trong phòng ngừa trước phơi nhiễm lẫn điều trị nCov chỉ với liều đơn”.

hình ảnh

Liệu pháp kháng thể mới tồn tại trong cơ thể lâu hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Toàn bộ kết quả từ thử nghiệm sẽ được đệ trình xuất bản trên một tạp chí chuyên ngành được bình duyệt, dự kiến trình bày tại hội thảo y khoa sắp tới.

Liệu pháp kháng thể mới AZD7442 chứa hai kháng thể đơn dòng: tixagevimab và cilgavimab, nguồn gốc từ các bệnh nhân đã hồi phục sau nhiễm nCoV. Sau khi được đưa vào cơ thể, tixagevimab và cilgavimab nhận ra các thành phần đặc trưng của nCoV (protein gai), tấn công trực tiếp hoặc liên kết với virus, ngăn virus hoạt động và thông báo sự hiện diện của chúng với tế bào miễn dịch sát thủ.

Đặc biệt sau khi tiêu diệt mầm bệnh, kháng thể vẫn còn trong cơ thể người một khoảng thời gian, tạo nên một phần bộ nhớ miễn dịch. Nếu người này tiếp xúc với nCoV một lần nữa, chúng tái hoạt động và lại đẩy lùi virus.

Những thông tin trên mình tham khảo được trên báo nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết. Mong rằng trong thời gian sắp tới, liệu pháp mới này sẽ sớm được đưa vào sử dụng rộng rãi để virus nCov dần không còn là nỗi khiếp sợ của cả thế giới nữa.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X