𝙷𝚢 𝚑ữ𝚞 𝚋ố 𝚖ẹ 𝚐ử𝚒 𝚌𝚘𝚗 𝟹 𝚝𝚑á𝚗𝚐 𝚚𝚞𝚊 𝚌𝚑𝚞𝚢ể𝚗 𝚙𝚑á𝚝 𝚗𝚑𝚊𝚗𝚑, 𝚊𝚒 𝚗ấ𝚢 ‘𝚋á𝚒 𝚙𝚑ụ𝚌’ 𝚜𝚑𝚒𝚙𝚙𝚎𝚛: 𝙺𝚑ó 𝚟ậ𝚢 𝚌ũ𝚗𝚐 𝚗𝚑ậ𝚗 đượ𝚌

Đúng là chuyện gì cũng có thể xảy ra hết các mẹ ạ. Giờ mới thấm thía cái câu “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”. Rõ ràng là có những bậc phụ huynh nông cạn đến mức xem việc gửi con qua chuyển phát nhanh là một

Đúng là chuyện gì cũng có thể xảy ra hết các mẹ ạ. Giờ mới thấm thía cái câu “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”. Rõ ràng là có những bậc phụ huynh nông cạn đến mức xem việc gửi con qua chuyển phát nhanh là một chuyện hoàn toàn nghiêm túc. Nhưng người dám nhận trách nhiệm này cũng có là gan quá to.

hình ảnh

Một nhân viên chuyển phát nhanh ở Trịnh Châu, Hà Nam mới đây đã nhận được một nhiệm vụ chuyển phát gói hàng “hiếm” và đặc biệt, và gói hàng này là một em bé ba tháng tuổi. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, vụ việc xuất phát từ việc một cặp vợ chồng trẻ không muốn chở con sang nhà người thân giữ giùm vì quá bận rộn với công việc. Họ đã nhờ người chuyển phát nhanh giúp đỡ và đồng ý trả phí giao hàng cao. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả trung tâm chuyển phát nhanh cũng đã đồng ý với “đơn hàng” này

Kết quả là đứa bé tội nghiệp mới ba tháng tuổi được bố mẹ gói ghém và đưa lên xe tốc hành, vì xe tốc hành kín gió nên đứa bé nóng ran và quấy khóc. Trong cơn tuyệt vọng, người tài xế chuyển phát nhanh chỉ biết ngừng xe và dỗ dành đứa trẻ trong vòng tay. Sự việc được chia sẻ khi có nhiều người qua đường và hỏi han tình cảnh đứa trẻ. Họ cứ nghĩ là cha ẵm theo con đi làm nhưng thực sự là cha mẹ gửi con qua chuyển phát nhanh.

hình ảnh

Trong đoạn video, một người qua đường lo lắng hỏi: “Đã liên lạc được với cha mẹ của đứa trẻ được chưa?” Anh shipper vui vẻ trả lời: “Tôi đã liên lạc được, ba mẹ con đang đợi ở đằng kia”.

Sau khi sự việc được chia sẻ lên mạng xã hội, việc cư dân mạng ném đá bố mẹ đứa trẻ là điều đương nhiên:

“Cha mẹ to gan dám gửi con đi như thế, công ty chuyển phát nhanh này cũng dám nhận thật lạ”

“Con cái chứ có phải là món hàng đâu, thật nghi ngờ chẳng biết đây có phải là cha mẹ ruột không?”

Rất nhiều lời ném đá cho rằng bố mẹ đứa trẻ thực sự là những bậc phụ huynh vô trách nhiệm. Hoặc là họ quá trẻ, hoặc là họ luôn nghĩ rằng chỉ cần trả thật nhiều tiền thì mọi thứ đều có thể theo ý mình.

hình ảnh

Nhiều bậc cha mẹ thể hiện rất tốt ở nơi làm việc, nhưng không có công việc nào có thể so sánh với trách nhiệm của cha mẹ họ. Dưới đây là là 5 kiểu phụ huynh vô trách nhiệm mà chúng ta vẫn thường gặp trong cuộc sống:

1. Cha mẹ kiểm soát

Cệnh lệnh và đe dọa là những biểu hiện điển hình của việc cha mẹ kiểm soát. Dưới hình thức kỷ luật như vậy, trẻ không những không có tinh thần trách nhiệm mà còn dễ dẫn đến nổi loạn hoặc cảm giác mất an toàn, không có lợi cho việc kiểm soát cảm xúc khi lớn lên.

2. Cha mẹ dễ dãi

“Cứ mặc kệ nó, miễn là nó không gây rắc rối là được”. Các bậc cha mẹ theo phong cách tự do dễ dãi thiếu quy tắc và kiềm chế đối với con cái của họ, hoặc mặc kệ tất thảy như cha mẹ gửi con qua chuyển phát nhanh. Những đứa trẻ như vậy khi trưởng thành sẽ có nhiều khả năng dựa dẫm vào bạn bè, kẻ xấu để cảm thấy mình được tôn trọng.

3. Cha mẹ coi thường, đánh giá thấp và phủ nhận tình cảm của con cái

“Con không đứng lên thì mẹ không mua đồ chơi cho con nữa!” . Khi nhiều bậc cha mẹ khoe rằng con mình sẽ tự đứng lên nếu vấp ngã, sau lời đe nẹt đó, họ đã bỏ qua cảm xúc thật của con. Thử tưởng tượng nếu cha mẹ ngã xuống, chúng sẽ nghĩ thế nào nếu ai đó nói rằng “Không sao đâu, mau đứng dậy”?

Cha mẹ không dạy con cách đối mặt với nỗi đau, những đứa trẻ không được quan tâm đến cảm xúc sẽ vô cảm và sau này sẽ dễ phớt lờ cảm xúc của người khác.

4. Cha mẹ sử dụng các biện pháp khuyến khích và phần thưởng bên ngoài

Để cho con ăn, mua đồ chơi làm phần thưởng, cho con chăm chỉ học hành, hứa sẽ đi công viên vui chơi… Những đứa trẻ đã được “mua chuộc” để lớn lên thường không thích tuân theo quy tắc hoặc tập trung làm những việc trong tay, mọi việc đều vì lợi ích trước mắt, người như vậy có tầm nhìn hạn chế và dễ trở thành người ham lợi nhuận.

5. Cha mẹ sử dụng hậu quả tiêu cực như hình phạt

Sự khác biệt cơ bản giữa hậu quả tiêu cực và hậu quả trực tiếp là gì? Ví dụ, nếu trẻ làm vỡ bình, cha mẹ cấm không cho con xem phim hoạt hình. Việc cấm đoán này là hậu quả tiêu cực. Còn hậu quả trực tiếp là cha mẹ phạt con bằng cách không cho ăn kem lạnh tráng miệng.

Hậu quả tiêu cực sẽ không dạy trẻ cách cư xử, nhưng hậu quả trực tiếp (không có thức ăn yêu thích) thì có. Nếu chỉ chăm chăm tước đoạt những gì con yêu thích thì đứa trẻ có thể không quan tâm đến vấn đề bản thân mà chỉ có những cảm xúc tiêu cực từ cha mẹ.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X