𝙲ụ 𝚋à 𝚖ắ𝚌 𝙲𝚘𝚟𝚒𝚍-𝟷𝟿 𝚡𝚒𝚗 𝚗𝚑ườ𝚗𝚐 𝚖á𝚢 𝚝𝚑ở 𝚌𝚑𝚘 𝚌𝚑ồ𝚗𝚐: 𝙲ụ ô𝚗𝚐 𝚗ướ𝚌 𝚖ắ𝚝 𝚕ă𝚗 𝚍à𝚒 𝚝𝚛ê𝚗 𝚖á “𝙴𝚖 ơ𝚒 𝚌ố 𝚕ê𝚗”

Bác sĩ Lê Văn Thiệu, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, ngày 16/8 kể lại câu chuyện về cụ bà T.T.A (71 tuổi), sống tại xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội mong muốn nhường máy thở cho chồng khiến nhiều người xúc động. “Tôi nể phục tình cảm

Bác sĩ Lê Văn Thiệu, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, ngày 16/8 kể lại câu chuyện về cụ bà T.T.A (71 tuổi), sống tại xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội mong muốn nhường máy thở cho chồng khiến nhiều người xúc động. “Tôi nể phục tình cảm của họ, rồi nhớ về gia đình mình, nhiều gia đình bệnh nhân nặng khác”…

Ngày 15/7, bà và chồng là ông T.N.L (72 tuổi) nhận kết quả dương tính và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.

Hai vợ chồng bà A. trong bệnh viện - Ảnh: Tổ Quốc

Hai vợ chồng bà A. trong bệnh viện – Ảnh: Tổ Quốc

Hai vợ chồng được Bệnh viện đa khoa Hà Đông chuyển đến khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nặng, phải thở oxy. Sau một thời gian hỗ trợ thở oxy không xâm nhập, tình trạng của ông bà đều xấu đi. Ngày 2/8 bà A tình trạng sức khỏe xấu đi, bà được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Đông Anh, Hà Nội), còn ông L được chuyển đến sau đó 4 ngày sau đó.

Quá trình đặt ống máy thở cần rất nhiều thao tác, phải sử dụng thuốc an thần, vì vậy trước khi thực hiện thủ thuật, một điều dưỡng nhận nhiệm vụ giải thích cho bà về cách thức và mục đích đặt máy thở.

Những dòng chữ run rẩy của bệnh nhân mới vừa quay về cõi sống nhắn cho người vợ đang ở giường bệnh bên cạnh và lúc ấy vẫn đang thở máy.

Những dòng chữ run rẩy của bệnh nhân mới vừa quay về cõi sống nhắn cho người vợ đang ở giường bệnh bên cạnh và lúc ấy vẫn đang thở máy. “Em ơi cố lên””.

Bác sĩ Lê Văn Thiệu kể lại: “Người phụ nữ đến cuối cùng vẫn chọn cách hy sinh cho gia đình, hy sinh cho chồng, cho con cho dù…. não bà đang thiếu oxy, dù bà có đang thở không ra hơi nhưng bà vẫn thều thào nói với chúng tôi: “Thưa bác sĩ: Nếu thiếu máy thở, tôi xin nhường máy cho ông ấy”. May mắn cho bà là chúng tôi không thiếu máy thở.

Covid-19 thường có yếu tố gia đình. Một người bị là cả nhà bị. Gia đình ông bà cũng không ngoại lệ và cùng vào viện trong bệnh cảnh rất nặng.

Qua những ngày hỗ trợ hô hấp không xâm nhập, tình trạng của cả hai ông bà đều xấu đi và bà có chỉ định cần can thiệp đặt ống thở máy. Sau khi giải thích cho bà việc can thiệp đặt ống thở máy để đảm bảo mức oxy cho cơ thể, bà nghĩ ngay đến việc sẽ nhường việc đó cho ông.

Chúng tôi phải cố giải thích cho bà rằng mỗi bệnh nhân cần một cách tiếp cận điều trị khác nhau và oxy cũng giống như việc dùng thuốc, cần đúng liều lượng, đúng thời gian, không nhiều quá mà cũng không ít quá. Trường hợp của ông cần tiếp tục theo dõi chứ không cần can thiệp ngay như bà.

Có vẻ bà chưa được thuyết phục vì điều đó. Chúng tôi đành chỉ cho bà nhìn về nơi góc phòng máy. “Bà yên tâm, chúng cháu không thiếu máy bà ạ. Chúng cháu sẽ cứu cả hai ông bà”. Thoáng chốc, tôi thấy sự an tâm trên nét mặt của bà. An thần cũng có tác dụng, bà cũng đi vào giấc ngủ để chúng tôi làm công việc của mình.

Vài ngày sau bệnh tình của ông trở nặng. Ông cũng cần an thần thở máy. Tuy nhiên bệnh tình của ông lại tiến triển rất tốt, được cai thở máy sớm hơn và rút ống nội khí quản chuyển sang chế độ thở oxy như trước.

Hôm 12/8, cả 2 ông bà đều được rút ống thở máy chuyển sang thở oxy thường. Bà được can thiệp rút ống nội khí quản sau ông nửa ngày. Khi được hỏi ông có muốn nói gì với bà không và chúng ta có những dòng thư trong bức ảnh.

Luận mãi, những dòng chữ run rẩy của bệnh nhân mới vừa quay về cõi sống nhắn cho người vợ đang ở giường bệnh bên cạnh và lúc ấy vẫn đang thở máy. “Em ơi cố lên””.

Ông phải viết ra giấy do cổ họng chưa phục hồi sau nhiều ngày đặt ống thở, nói chuyện rất khó khăn. Bức thư được điều dưỡng mang sang đọc cho người vợ nghe ngay sau khi ông viết xong, mặc dù lúc ấy bà chưa tỉnh lại.

“Tôi thấy bà chảy nước mắt dù chưa tỉnh lại, mọi người đều cảm nhận được người vợ đã có ý thức”, bác sĩ Thiệu kể. “Chúng tôi đã chứng kiến cả quá trình và tình cảm của ông bà dành cho nhau, đến khi bà rơi nước mắt, cảm xúc của mọi người vỡ òa”.

Hiện, hai vợ chồng bệnh nhân tiếp tục điều trị tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đều được hỗ trợ thở oxy kính. Người vợ vẫn còn loạn thần do thời gian dùng thuốc an thần kéo dài, bác sĩ dự đoán có thể hồi phục trong một vài ngày tới. Người chồng tập thở hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ, nghỉ ngơi, thả lỏng, hạn chế nói chuyện để có đủ oxy cho cơ thể hồi phục.

Theo bác sĩ Thiệu, khoa Cấp cứu tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, thời gian chăm sóc bệnh nhân dài. Vì vậy, khi tình trạng người bệnh cải thiện dù ít ỏi, y bác sĩ cũng cảm thấy vui mừng.

“Chỉ cần bệnh nhân tiến triển tốt là chúng tôi rất vui rồi. Khi bệnh nhân được xuất viện về nhà, bác sĩ coi đó là thành công lớn”, bác sĩ Thiệu nói.

BÀI LIÊN QUAN
X