𝙲𝚑á𝚞 𝚝𝚛𝚊𝚒 𝚖𝚞ố𝚗 𝚋ỏ 𝚑ọ𝚌, 𝚋à 𝚗ộ𝚒 𝚌𝚑𝚘 đ𝚒 𝚋ê 𝚐ạ𝚌𝚑 𝚔𝚒ế𝚖 𝚌á𝚒 ă𝚗: 𝙳ạ𝚢 𝚝ừ 𝚝𝚑ự𝚌 𝚝ế 𝚑ơ𝚗 𝚖ọ𝚒 𝚕ờ𝚒 𝚜á𝚘 𝚛ỗ𝚗𝚐

Trong đợt giãn cách, nhiều quốc gia phải cho học sinh học trực tuyến. Điều oái oăm là có những đứa trẻ về quê với ông bà, không thể quay về địa phương để học cùng bố mẹ. Do vậy, ông bà phải thay bố mẹ để lo toan việc học hành của cháu. Đương

Trong đợt giãn cách, nhiều quốc gia phải cho học sinh học trực tuyến. Điều oái oăm là có những đứa trẻ về quê với ông bà, không thể quay về địa phương để học cùng bố mẹ. Do vậy, ông bà phải thay bố mẹ để lo toan việc học hành của cháu. Đương nhiên là cháu nhờn với ông bà hơn bố mẹ nên nhiều đứa trẻ tỏ ra không hợp tác. Cách dạy cháu của bà nội cho cháu bưng gạch để hiểu sự quan trọng của học tập đã khiến nhiền người thán phục.

hình ảnh

Một đoạn video clip được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy một bé trai dùng dằng không chịu làm bài tập cô giáo giao cho. Bà nội đã có cách trị cháu cưng của mình. Đứa trẻ còn nhỏ nên luôn cho rằng chuyện học hành là bị ép uổng, hãy để cậu bé một lần trải nghiệm thực tế xem sao.

Bà nội tìm thấy bốn viên gạch trắng có kích thước và hình dạng giống nhau. Bà bảo cháu trai rằng không muốn làm bài tập, không muốn học cũng không sao, nhưng ít ra phải có cái nghề để sau này kiếm sống, tự nuôi nấng bản thân mình. Vốn dĩ nhà ông bà ở quê kế bên lò gạch, bà bảo cháu trai coi như tập sự nghề làm gạch trước, sau này bà sẽ nhờ ông chủ lò gạch hướng dẫn thêm. Hầu hết thợ gạch đều phải biết tất cả các công đoạn làm gạch, nhưng người tập sự mới vào sẽ có nhiệm vụ bưng gạch xếp chồng lên nhau. Thế nên bà nội cho cháu trai bưng gạch trước để làm quen, nếu có thể nhanh nhẹn và đáp ứng yêu cầu thì chắc chắn ông chủ lò gạch sẽ nhận ngay.

hình ảnh

Dĩ nhiên là cậu bé tầm 7,8 tuổi nghe đến chuyện không học, không làm bài tập thì phấn khởi lắm. Còn chuyện bưng 4 viên gạch kia thì có gì là khó. Thế là cháu trai hì hục trên tay cầm bốn viên gạch, bước từng bước. Mới giữa cầu thang đã thở hổn hển

“Bà ơi sao mà nặng thế này, nặng thế này thì ai mà khiêng nổi”

Bà nội nhẹ nhàng mỉm cười bả:

“Nhân viên tập sự mỗi ngày đều vác gấp trăm lần từng này cháu ạ, mà chỉ ngày đầu mới được ưu tiên thôi nhé. Những ngày sau còn nhiều hơn”

Đối với trẻ em, trọng lượng của bốn viên gạch không hề nhẹ. Cơ thể cậu bé sắp ngã về phía sau, bộ quần áo đen trở nên bụi bặm, lớp bụi trắng xóa để lại vài vết xước dài. Có vẻ như bài học của bà nội đang bắt đầu phát huy tác dụng, ít ra thì quần áo lấm lem bùn đất cũng chứng minh được điều đó.

hình ảnh

Cậu nhóc sau một hồi ì ạch rướm mồ hôi, khi lên đến lầu 2 đã cảm thấy không chịu nổi nữa, đặt gạch xuống, khóc lóc nói:

“Bà ơi bưng gạch nặng quá cháu không làm được đâu”

“Đây là công việc chân tay khả dĩ mà cháu có thể làm được. Nếu cháu không chịu học thì làm gì bây giờ?”

Trước khi ngừng khóc, cậu bé đã dựa vào những viên gạch trên mặt đất và trả lời không chút do dự: “Cháu muốn học bà ơi”

Vậy là cậu bé đã ngoan ngoãn chịu làm bài tập, bởi vì cậu hiểu rằng nếu học hành đến nơi đến chốn thì việc kiếm sống sẽ đỡ vất vả hơn so với công việc chân tay. Trước đây cũng có một cậu bé 14 tuổi khăng khăng đòi bỏ học, người cha vốn là đầu bếp quán ăn đã đưa con vào bếp, cho con sử dụng chiếc chảo to dành để nấu nướng cho khách. Ông chỉ yêu cầu cậu đứng cầm chảo hất nước qua lại trong vòng 1 giờ đồng hồ, nếu cảm thấy được thì khỏi cần đi học, ở nhà bố sẽ truyền cho cái nghề kiếm cơm. Tuy nhiên chỉ 10 phút là cậu bé bỏ cuộc, cổ tay mỏi nhừ, lúc này mới bảo rằng thôi không đứng bếp nấu ăn nữa, con đã chịu học rồi. Nhiều cha mẹ thưởng tiền, dỗ dành con khi con học tốt, khiến chúng nghĩ rằng việc học không phải là trách nhiệm của mình, vì tương lai của mình. Cách dạy con khôn ngoan nhất là đẩy chúng ra thực tế. Điều này không phải là chê bai những người lao động chân tay mà là khiến cho con hiểu rằng, nếu chăm chỉ học hành, con sẽ kiếm được một công việc không phải vất vả bán sức lao động.

hình ảnh

Cách dạy cháu của bà nội kể trên cũng khiến cư dân mạng thán phục:

“Kiến thức thực sự đến từ thực tế, và chỉ sau khi chuyển gạch, cậu bé mới biết rằng công việc chân tay rất vất vả.”

“ Bà nội chọn cách này để cháu nhỏ làm bài, để cháu cảm nhận trước sự vất vả, từ đó sinh ra ý muốn học hành chăm chỉ. Điều này chẳng phải hiệu quả hơn việc thuyết phục bọn trẻ làm bài tập sao?”

Ý tưởng của bà nội cho cháu chuyển gạch về việc giáo dục đứa cháu nhỏ của mình bằng chủ nghĩa hiện thực này là rất độc đáo. Trẻ con thích chơi là điều đương nhiên, việc trẻ không thể bình tĩnh làm bài là chuyện bình thường. Thay vì lặp đi lặp lại những điều sáo rổng, tốt nhất là để tự chúng hiểu tầm quan trọng của việc học hành. Định hướng đúng đắn nhận thức non nớt của trẻ, khẳng định những khó khăn mà trẻ đã trải qua từ trải nghiệm này và để trẻ tự hiểu rằng, học tập chăm chỉ là con đường rộng lớn dẫn đến tương lai tươi sáng.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X