𝙱á𝚌 𝚜ĩ Đ𝙷 𝚈 𝚑ướ𝚗𝚐 𝚍ẫ𝚗 𝟾 𝚝ì𝚗𝚑 𝚑𝚞ố𝚗𝚐 𝙵𝟶 𝚌ó 𝚝𝚑ể 𝚐ặ𝚙 𝚙𝚑ả𝚒 𝚔𝚑𝚒 𝚌á𝚌𝚑 𝚕𝚢 𝚝ạ𝚒 𝚗𝚑à 𝚟à 𝚌á𝚌𝚑 𝚡ử 𝚕ý

Tiến sĩ điều dưỡng Trần Thụy Khánh Linh, Phó Trưởng khoa Khoa Điều dưỡng Kỹ thuật Y học, Bộ Môn Điều Dưỡng, ĐH Y dược TP HCM đã có những chia sẻ về cách xử lý tình huống khi chăm sóc F0 tại nhà. Theo Tiến sĩ Linh, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên

Tiến sĩ điều dưỡng Trần Thụy Khánh Linh, Phó Trưởng khoa Khoa Điều dưỡng Kỹ thuật Y học, Bộ Môn Điều Dưỡng, ĐH Y dược TP HCM đã có những chia sẻ về cách xử lý tình huống khi chăm sóc F0 tại nhà.

Theo Tiến sĩ Linh, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cách ly theo hướng dẫ của cơ quan y tế. F0 cách ly tại nhà cần suy nghĩ tích cực, lạc quan.

Người bệnh nên thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, xem phim để thư giãn, giải trí; lau dọn phòng cách ly ngăn nắp, sạch sẽ; chăm sóc cây xanh. F0 cũng cần tập thể dục thường xuyên để duy trì cơ thể khỏe mạnh và tình thần sảng khoái. Ngoài ra, có thể trò chuyện với gia đình, bạn bè qua điện thoại để chia sẻ và tâm sự.

“Duy trì năng lượng sống tích cực sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp người bệnh mau phục hồi”, TS Linh nhấn mạnh.

3

Trong cuốn ”Sổ tay sức khỏe” có hướng dẫn xử lý các tình huống chăm sóc F0 tại nhà như sau:

Xử trí khi bị sốt

Theo dõi thân nhiệt 2 giờ/lần cho đến khi hết sốt, trở về nhiệt độ bình thường (36 – 37,5°C). Khi sốt trên 38,5°C có thể dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần. Tuy nhiên, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 gam/ngày (không quá 4 viên paracetamol 500mg) với người lớn.

Nếu Sốt trên 39°C phải báo cho nhân viên y tế. Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch và điện giải, từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Đảm bảo chất dinh dưỡng và nâng cao thể trạng. Mặc quần áo thông thoáng, thoải mái.

Xử trí khi mệt mỏi

Ăn uống đầy đủ và không bỏ bữa. Nghỉ ngơi hợp lý, nhưng không được nằm tại giường quá lâu. Vận động nhẹ trong phòng và tập thể dục để tăng cường sức khỏe.

Xử trí khi đau họng

Uống nhiều nước ấm từ 1,5 lít – 2 lít/ngày. Đồng thời sử dụng thuốc giảm đau paracetamol

Xử trí khi bị ho

Uống thuốc giảm ho và vệ sinh mũi họng, súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng hoặc nước muối sinh lý 3 lần/ngày. Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng mặt và cổ. Không ăn, uống các chất kích thích, đồ cay.

Xử trí khi bị đau cơ, đau đầu

Nghỉ ngơi hợp lý và không nằm lâu tại giường. Vận động nhẹ, hoặc tập thể dục tại giường. Sử dụng thuốc giảm đau paracetamol và chườm ấm tại vị trí đau.

Xử trí khi giảm vị giác

Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu chán ăn, khó nuốt thì có thể ăn cháo xay (cháo có thêm thịt và rau củ). Uống sữa tăng cường năng lượng, ngũ cốc và bổ sung dinh dưỡng bằng nước ép trái cây, rau củ.

Xử trí khi tiêu chảy

Uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Uống thuốc giảm tiêu chảy, sử dụng dung dịch bổ sung điện giải: oresol, hydrite…

Xử trí khi chỉ số SPO2 dưới 94%

Ths-BS Trần Đăng Khoa cho biết, việc theo dõi chỉ số SPO2 rất quan trọng với bệnh nhân nCoV, vì đa số người bệnh khi được đưa đến các cơ sở y tế đều rơi vào tình trạng nguy kịch vì SPO2 bị tụt xuống thấp, dẫn đến khó thở – một triệu chứng nguy hiểm cần được xử trí khẩn cấp. SPO2 là độ bão hòa oxy trong máu, giá trị bình thường dao động ở mức 95 – 100%

Cần theo dõi SPO2 2 lần/ngày vào sáng và chiều. Có thể đo SPO2 bằng máy đo chuyên dụng hoặc sử dụng điện thoại thông minh có tải App. Đối với hệ điều hành IOS là Ứng dụng CarePlix Vitol, còn Android là Pulse monitor.

Khi SPO2 lớn hơn 90% nhưng nhỏ hơn 94%, cần liên hệ ngay với y tế để được tư vấn hoặc nhập viện. Tuân thủ các loại thuốc sử dụng theo hướng dẫn của nhân viên y tế và tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.

2

Ngoài ra, chúng ta cần ghi nhớ 10 khuyến cáo hướng dẫn người dân cách ly an toàn do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khuyến nghị như sau:

Một là, phải chuẩn bị khu vực cách ly trong nhà với điều kiện hoặc có phòng riêng, hoặc có khu riêng biệt, có phòng vệ sinh riêng. Phải có số điện thoại của cơ sở y tế, của nhân viên y tế được phân công theo dõi, số điện thoại của bác sĩ tư vấn.

Đồng thời, người cách ly cần phải chuẩn bị một số vật dụng tối thiểu cần thiết như dung dịch khử khuẩn tay, nước súc họng, khẩu trang y tế, cặp nhiệt độ, cồn sát trùng và chuẩn bị một số loại thuốc thiết yếu như thuốc hạ sốt, vitamin C… Ngoài ta, các trường hợp cách ly tại nhà cần chuẩn bị thêm bàn, ghế trước cửa phòng hoặc khu vực cách ly để nhận nhu yếu phẩm từ gia đình, nhân viên y tế. Phòng cách ly cũng cần có một thùng rác có nắp.

Hai là, người dân nên mở cửa sổ tạo không khí thông thoáng, hạn chế sử dụng điều hòa trong phòng.

Ba là, người cách ly cần đeo khẩu trang thường xuyên trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Phải thay khẩu trang 2 lần/ngày và khử khuẩn bằng cồn, hoặc thuốc sát trùng trước khi bỏ khẩu trang.

Bốn là, người cách ly thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng, bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu… sau khi sử dụng.

Năm là, người dân cần đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi thấy có dấu hiệu ớn lạnh, sốt. Ghi chép thân nhiệt và báo cáo cho nhân viên y tế hàng ngày.

Sáu là, mọi người cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

Bảy là, cần uống nhiều nước và bổ sung vitamin khoáng chất thường xuyên.

Tám là, tập thể dục tại chỗ hàng ngày và tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.

Chín là, yêu cầu nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm lại hoặc được hướng dẫn tự lấy mẫu tại nhà sau 7 ngày cách ly.

Mười là, người cách ly cần gọi điện báo ngay cho nhân viên y tế khi có dấu hiệu sau: sốt hơn 37,5 độ, ho, đau họng, tiêu chảy hoặc khi thấy hơi thở ngắn lại, khó thở. Điều kiện để kiểm tra triệu chứng khó thở là không thể hít vào nín thở đủ 10 giây. Khi có triệu chứng này cần báo ngay nhân viên y tế để có sự hỗ trợ kịp thời.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X