Từ trẻ 6 tuổi đến người 70 tuổi đều có thể gặp di chứng hậu Covid-19: BS chỉ cách biết sớm và vượt qua

Hậu covid, người ta gặp tổn thương về sức khỏe và cả tinh thần Mỗi ngày, Trung tâm Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu và tâm lý trị liệu hậu Covid-19, Bệnh viện Lê Văn Thịnh có khoảng 40 – 50 người đến khám và can thiệp. Người nhỏ nhất là một bé

Hậu covid, người ta gặp tổn thương về sức khỏe và cả tinh thần

Mỗi ngày, Trung tâm Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu và tâm lý trị liệu hậu Covid-19, Bệnh viện Lê Văn Thịnh có khoảng 40 – 50 người đến khám và can thiệp.

Người nhỏ nhất là một bé trai chỉ mới 6 tuổi. Cũng như bao đứa trẻ khác, khi thành F0, bé có biểu hiện nhẹ, chỉ sốt và ho nhẹ, ít ngày sau đã khỏi rồi. Vậy mà sau đó, gia đình thấy bé có biểu hiện bất thường.

tin covid hà nội hôm nay:Ca mắc tăng rất nhanh, lần thứ 6 Hà Nội phân lại tầng điều trị F0Một F0 đang điều trị tại bệnh viên. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Trước đây, bé rất năng động và ưa chạy nhảy nhưng từ khi khỏi cô vy xong thì bé hay ngồi một mình, mệt mỏi. Bé chỉ chơi được một tí đã kêu với bố mẹ và không thở được, phải gắng sức.

Ths. BS Trần Tuấn Thành (Khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng) cho biết: Đây là trường hợp trẻ nhỏ đầu tiên cần tập thở, tập cơ hô hấp để phục hồi hậu cô vít mà bệnh viện tiếp nhận. “Ở đây, thanh niên, trung niên, người già đều có”, BS. Thành nói.

Trung tâm đi vào hoạt động từ ngày 25/9 nhưng gần đây, số lượng người nhập viện do hậu cô vy tăng cao hơn hẳn.

hình ảnh

Ông N đang được điều trị phục hồi. Ảnh: VNN

Ông T.V.N (70 tuổi, Gò Vấp) đã khỏi cô vít gần 2 tháng nay. Dù tuổi cao nhưng hàng ngày ông vẫn cùng vợ đi xe máy 20km sang Thủ Đức để tập vật lý trị liệu. “Ngày nào đi sớm thì chỉ mất 45 phút nhưng sáng nay kẹt xe nên hơn 1 tiếng mới đến bệnh viện. Xa thật nhưng chúng tôi vẫn phải đi vì bên kia không có nơi nào điều trị. Người ta cứ bảo bệnh tim, cho thuốc uống mà không đỡ”, ông kể.

Tháng 11, ông bà cùng nhiễm cô vít khi ở Đồng Nai, nhập viện dã chiến hơn 10 ngày. Vì đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nên ông bà không bị nặng. Sau đó, ông bà trở về TP. HCM, vì lo lắng cô vít ảnh hưởng đến phổi nên vợ ông N thường lấy máy sấy tóc làm ấm ngực và lưng cho chồng. Nhưng khoảng 2 tuần sau khỏi cô vít, ông N khó thở và mất ngủ kéo dài.

Cơn khó thở kéo đến khiến ông N nhiều khi nửa đêm rồi còn phải mở cửa đi ra ngoài cho bớt ngộp thở rồi mới trằn trọc ngủ lại. Con ông N tìm hiểu mãi mới biết đến BV lê Văn Thịnh nên đưa ông tới điều trị. ‘3 hôm nay tập luyện, ông ấy ngủ ngon, dễ thở, mừng lắm’, vợ ông nói.

Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp đến đây để điều trị. Theo anh Nguyễn Đình Tuấn (cử nhân Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng), không chỉ người dân Thủ Đức đến đây thăm khám mà có người ở tận Bình Dương hoặc Đồng Nai cũng tìm đến.

Mỗi người một tình trạng tổn thương nên tùy vào đó mà bác sĩ sẽ có các bài tập và can thiệp khác nhau. Có cô chú lớn tuổi, ngày đầu tiên đến thở không nổi, SpO2 tụt liên tục, cũng có người vì nằm điều trị cô vít lâu quá, chân teo cơ nên đi lại khó khăn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hợp tác trị liệu thành công…

hình ảnh

Một cụ bà cũng đang tập vật lý trị liệu do thời gian nhiễm cô vít, bà phải nằm điều trị trong thời gian dài. Ảnh: VNN

Theo các bác sĩ ở đây, có khoảng 20% người đến đây vì các vấn đề tâm lý, rối loạn lo âu. ‘Rất nhiều trường hợp, cả gia đình là F0 đi điều trị nhưng khi trở về chỉ còn một người sống sót. Họ không thể vượt qua đau thương đó. Những tổn thương tâm lý tích lũy dần, đến một thời điểm bùng phát kèm theo tổn thương thưc thể. Khi gặp chuyên gia tâm lý, chia sẻ, người ta òa khóc vì phải kìm nén quá lâu’, BS. Thành nói.

Ths. Trần Quang Trọng (chuyên viên tâm lý, BV Lê Văn Thịnh) cho hay: “Bệnh nhân của anh khá đa dạng. Gần đây, anh vừa tiếp nhận một F0 sau khi khỏi cô vít thì chị nhìn đâu cũng thấy lo lắng”.

“Đi ra đường thì chị sợ mang cô vít về cho người thân. Về đến nhà, chị bắt chồng xịt khử khuẩn liên tục, 1 tiếng rửa tay đến 5 – 6 lần. Mua đồ ăn để ngoài cửa 2 – 3 ngày mới dám mang vào nhà. Điều này khiến chồng chị thấy bất cập nên phải đưa vợ đến đây để được tư vấn”, anh Trọng kể.

Những tổn thương thể chất thường thấy ở F0 sau khi khỏi là mất ngủ, rụng tóc, mệt mỏi, xơ phổi hoặc teo cơ do nằm viện quá lâu. Tùy vào thể trạng mỗi người sẽ có liệu trình tập luyện để làm sao cố gắng hồi phục gần nhất với thể trạng trước khi họ nhiễm covid.

Nếu là F0, đừng bao giờ cố gồng mình, hãy chia sẻ

Ths. Trọng cho biết: “Cuộc sống của mỗi người gồm 3 yếu tố là thể chất, tinh thần và xã hội. Nếu một mặt bị ảnh hưởng thì sẽ tác động tới chất lượng cuộc sống. Trong thời gian giãn cách kéo dài, người không nhiễm thì lo lắng, căng thẳng về kinh tế. Còn những F0 thì hậu Covid-19 lại sẽ bị rối loạn lo âu.”

hình ảnh

Cảm giác của F0 thế nào chỉ họ mới hiểu được. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

“Khi là F0, người ta cố gắng gồng mình chống chọi, buộc mình phải lạc quan để vượt qua. Nhưng sau đó, khi mọi thứ lắng xuống họ mới nhớ đến quãng thời gian đau buồn, ám ảnh rồi bị mất ngủ, gặp ác mộng. Những vấn đề tâm lý gây ra các triệu chứng về sức khỏe như đau đầu, đau vai gáy, khó thở. Chúng tích lũy mỗi ngày rồi cuối cùng bùng phát”, Ths. Trọng phân tích.

Vì thế, anh khuyên những F0 không nên dồn nén tâm lý lo âu vì nó có thể dẫn tới những hậu quả về sức khỏe tinh thần và thể chất. F0 hãy cứ mở lòng chia sẻ và gặp chuyên gia tâm lý trị liệu nếu cần. “Mỗi người có một câu chuyện riêng nên sự can thiệp sẽ không giống nhau”, anh nói.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X