Trời rét đậm, giữ ấm cho trẻ cần tuân thủ nguyên tắc “2 mỏng, 1 dày và 4 không lạnh”

Trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm với thời tiết nên bố mẹ đặc biệt lưu ý đến việc giữ ấm đúng cách cho trẻ. Nguyên tắc được đưa ra khi mặc đồ cho trẻ trong những ngày lạnh là “2 mỏng, 1 dày và 4 không lạnh”, chi tiết được giải thích cặn kẽ

Trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm với thời tiết nên bố mẹ đặc biệt lưu ý đến việc giữ ấm đúng cách cho trẻ. Nguyên tắc được đưa ra khi mặc đồ cho trẻ trong những ngày lạnh là “2 mỏng, 1 dày và 4 không lạnh”, chi tiết được giải thích cặn kẽ như sau:

“2 mỏng 1 dày”: Kết hợp hài hòa giữa trong nhà và ngoài trời

Khi mặc quần áo cho bé vào mùa đông, các chuyên gia khuyến cáo là nên mặc theo lớp, nhưng một cách đơn giản nhất là tuân thủ nguyên tắc “2 mỏng 1 dày”. Tùy theo nhiệt độ trong nhà hay ngoài trời của bé mà thêm hoặc bớt quần áo phù hợp cho bé.

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, tuân thủ nguyên tắc mặc đồ "2 mỏng, 1 dày, 4 không lạnh", bố mẹ sẽ yên tâm giúp con giữ ấm mà vẫn tung tăng chạy nhảy - Ảnh 1.

Sợ lạnh, nhiều phụ huynh ủ cho con lớp trong lớp ngoài (Ảnh minh họa).

Khi bé chơi ở nhà, do nhiệt độ trong nhà cao hơn mà trẻ nhỏ vẫn vận động, di chuyển liên tục trong nhà nên bố mẹ chỉ cần mặc 2 lớp áo rét mỏng, chẳng hạn như áo len, áo thun, áo nỉ.

Khi cho bé đi chơi ngoài trời, bố mẹ có thể khoác thêm cho bé một chiếc áo khoác dày để phòng tránh nhiễm lạnh sẽ khiến trẻ bị cảm cúm.

“4 KHÔNG LẠNH”: Không để trẻ bị lạnh ở 4 bộ phận quan trọng

Chỉ cần bốn bộ phận này được giữ ấm thì bé sẽ không dễ bị ốm hay cảm lạnh:

Một là bụng: Khi mặc quần áo vào mùa đông cho bé, đặc biệt chú ý giữ ấm vùng bụng, tránh trường hợp bé bị lạnh bụng có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, khó tiêu. Một số bố mẹ có thói quen cho trẻ mặc áo từ năm cũ đã hơi ngắn, trong khi trẻ hay vận động nên nhìn qua thì tưởng mặc quần áo ấm mà không ít trẻ thường xuyên bị hở bụng trong thời tiết lạnh giá.

Thứ hai là đỉnh đầu: Thần kinh vùng đầu của bé tương đối phát triển, da đầu mỏng hơn nên tiêu hao nhiều calo hơn, cha mẹ phải giữ ấm đầu cho bé và luôn nhớ đội mũ ấm khi trẻ đi ra ngoài trời.

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, tuân thủ nguyên tắc mặc đồ "2 mỏng, 1 dày, 4 không lạnh", bố mẹ sẽ yên tâm giúp con giữ ấm mà vẫn tung tăng chạy nhảy - Ảnh 2.

Mặc quá nhiều quần áo khiến trẻ không thể vận động (Ảnh minh họa).

Thứ ba là lưng: Lưng là nơi tập trung lượng lớn các đường kinh lạc và huyệt đạo. Nếu em bé bị cảm lạnh ở lưng, bé cũng có khả năng bị bệnh.

Lưng bé dễ bị lạnh khi bố mẹ mặc quần áo dày cho bé khiến vùng lưng ra mồ hôi và khiến trẻ bị nhiễm lạnh ngược vào trong. Cha mẹ nên giữ ấm vùng lưng cho trẻ nhưng không nên mặc quần áo quá nhiều hay đắp chăn quá dày.

Thứ tư là bàn chân: Bàn chân nằm xa tim nhất trên cơ thể con người, khả năng chịu lạnh tương đối kém. Nếu chân bé không được giữ ấm đúng cách sẽ dẫn đến tuần hoàn máu cục bộ kém, bé dễ bị cảm lạnh, vi khuẩn, vi rút cũng có cơ hội xâm nhập vào phần trên cơ thể. Cha mẹ nên đi giày, tất ấm cho bé vào mùa đông để tránh bị lạnh chân.

Trời rét đậm, giữ ấm cho trẻ cần tuân thủ nguyên tắc "2 mỏng, 1 dày và 4 không lạnh" - Ảnh 3.

Mùa đông, bố mẹ nên làm gì để bé ít ốm vặt?

1. Không mặc quần áo quá dày cho trẻ

Tâm lý chung của người lớn là hễ thấy trời lạnh vội mặc nhiều quần áo dầy cho trẻ và sẽ mặc nhiều hơn người lớn. Trong khi đó, quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra nhanh hơn người trưởng thành nên trẻ thường nóng hơn người lớn. Nếu bé mặc quá nhiều quần áo và quần áo dày sẽ dễ bị đổ mồ hôi.

Khi trẻ bị ra nhiều mồ hôi vào mùa đông sẽ rất dễ bị cảm lạnh, nổi mẩn đỏ, ngứa da. Nguyên nhân là bởi mặc nhiều quần áo, bố mẹ lại ít khi kiểm tra vì nghĩ rằng trời lạnh con làm gì có mồ hôi. Thế nên khi mồ hôi làm quần áo trẻ ẩm ướt, không được thay quần áo khô ráo nên trẻ bị nhiễm lạnh ngược trở lại cơ thể gây ốm bệnh.

Nên tuân thủ nguyên tắc mặc quần áo “2 mỏng 1 dày” trên để trẻ thoải mái vận động mà vẫn đảm bảo ấm áp.

2. Không đóng kín cửa suốt cả ngày

Thời tiết mùa đông rất lạnh nên thói quen phổ biến của hầu hết các gia đình là đón kín cửa để tránh gió và sợ không khí lạnh vào trong phòng. Việc này duy trì suốt cả ngày, thậm chí là từ ngày này qua ngày khác trong suốt mùa đông.

Khi đóng kín cửa sổ, không khí trong phòng không được lưu thông, không hề tốt cho sức khỏe của cả gia đình như nhiều người vẫn tưởng mà còn có hại. Sống trong môi trường ấy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị tác động nhất.

Trong mùa đông, bố mẹ nên lựa những lúc nhiệt độ ấm áp nhất trong ngày hoặc những ngày thời tiết đẹp để mở cửa sổ cho phòng thông thoáng, tránh uế khí và để virus, vi khuẩn bay ra.

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, tuân thủ nguyên tắc mặc đồ "2 mỏng, 1 dày, 4 không lạnh", bố mẹ sẽ yên tâm giúp con giữ ấm mà vẫn tung tăng chạy nhảy - Ảnh 3.

Cần kiểm tra thân nhiệt trẻ thường xuyên cả khi ở nhà và ra ngoài (Ảnh minh họa).

3. Kiểm tra thân nhiệt trẻ thường xuyên

Để bé không bị ốm, cha mẹ nên xác định chính xác thân nhiệt của bé, mặc thêm hoặc cởi quần áo cho bé kịp thời.

Một trong những sai lầm của bố mẹ khi kiểm tra thân nhiệt của bé vào mùa đông là dùng tay sờ lên trán, lên mặt trẻ. Việc này sẽ không giúp ích gì mà còn khiến phụ huynh chẩn đoán nhầm bởi mùa đông tay chân thường lạnh, dùng tay kiểm tra thân nhiệt trẻ ở trán sẽ không chuẩn.

Cha mẹ có thể sờ vào cổ trẻ, nếu thấy ấm thì có thể là trẻ đang được giữ ấm vừa phải, đúng mức. Ngoài ra, có thể nhìn qua các biểu hiện của trẻ như xem mặt mũi có tươi tỉnh không, da có bị tái nhợt không, tay chân có tím tái không… để xác định xem trẻ cần mặc thêm hay bớt quần áo.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X