Trị dứt điểm bệnh nghẹt mũi cho trẻ khi trời trở lạnh chỉ với lá trầu không

Nghẹt mũi là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm xuống đột ngột. Trẻ bị ngạt mũi gây khó thở, khó ăn khó ngủ. Nếu triệu chứng này không giảm bớt, thường dẫn đến hậu quả bé bị viêm họng, ho hoặc thậm chí viêm

Nghẹt mũi là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm xuống đột ngột.

Trẻ bị ngạt mũi gây khó thở, khó ăn khó ngủ. Nếu triệu chứng này không giảm bớt, thường dẫn đến hậu quả bé bị viêm họng, ho hoặc thậm chí viêm phế quản do lúc ngủ không thở được bằng mũi, phải há miệng thở và nhiễm lạnh.

Bà mẹ Malaysia Shikin Jaiz có con nhỏ bị ngạt mũi nặng, chị đã sử dụng lá trầu không để làm giảm nhẹ chứng bệnh này của bé.

Chia sẻ của chị trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều bà mẹ.

Sau đây là cách thực hiện bài thuốc dân gian đơn giản và hiệu quả này:

. Hơ 4 – 5 lá trầu không trên cốc nước nóng, để lá trầu nóng lên đến nhiệt độ vừa phải

. Sử dụng một loại tinh dầu thoa lớp mỏng lên ngực bé

Kết quả hình ảnh cho Trị dứt điểm bệnh nghẹt mũi cho trẻ khi trời trở lạnh chỉ với lá trầu không

. Phủ lá trầu lên toàn bộ vùng ngực bé, giữ bé nằm ổn định như vậy 10 – 15 phút.

Kết quả thực sự đáng ngạc nhiên. Bức ảnh chị chia sẻ trên trang Facebook cá nhân cho thấy nước nhầy thoát ra khỏi mũi em bé rất nhiều.

Lúc này, mẹ chỉ cần lau sạch mũi cho bé để loại bỏ vi khuẩn và tiếp tục nhỏ mước muối sinh lý vào khoang mũi đã làm sạch.

Nguyên tắc an toàn khi dùng lá trầu không chữa bệnh cho bé

Theo y học truyền thống, lá trầu không có tính nóng, thường được dùng để chữa các bệnh như đau bụng, đau răng, đau mắt, mẩn ngứa hoặc dị ứng da.

Chính do tính nóng, lá trầu không có thể giúp cơ thể nóng lên, thúc đẩy tuần hoàn, làm giãn mao mạch và giải quyết các vấn đề tắc nghẽn.

Tuy nhiên, khi sử dụng lá trầu không chữa nghẹt mũi, các mẹ cần đặc biệt lưu ý:

. Bé dưới 1 tuổi có làn da rất mỏng manh. Vì thế, dùng dầu nóng thoa lên da bé cần phải dùng đúng loại dầu có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Kết quả hình ảnh cho đắp lá trầu không cho bé

. Nhiệt độ khi hơ nóng lá trầu phải phù hợp. Không nên hơ nóng quá, sẽ làm bỏng da của trẻ. Tốt nhất, mẹ nên thử áp lá trầu vào phần cổ tay mình (nơi da mỏng) để xem nhiệt độ có vừa phải, dễ chịu không.

. Tất cả đồ vật như cốc nước nóng, chai tinh dầu… cần để ngoài tầm tay của trẻ nhỏ.

Đối với bất kỳ tình trạng sức khoẻ nào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điểm tham khảo đầu tiên của cha mẹ là bác sĩ nhi khoa.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X