Tình trạng ốm nghén của mẹ bầu phần nào hé lộ tính cách của thai nhi

Tính cách của thai nhi ảnh hưởng từ những yếu tố nào? 1. Tính cách của thai nhi có thể được hé lộ từ tình trạng ốm nghén của mẹ bầu Những bà mẹ đã trải qua quá trình sinh nở đều từng bị ốm nghén, một số bà mẹ bắt đầu ốm nghén ngay

Tính cách của thai nhi ảnh hưởng từ những yếu tố nào?

1. Tính cách của thai nhi có thể được hé lộ từ tình trạng ốm nghén của mẹ bầu

Tình trạng ốm nghén của mẹ bầu phần nào hé lộ tính cách của thai nhi

Những bà mẹ đã trải qua quá trình sinh nở đều từng bị ốm nghén, một số bà mẹ bắt đầu ốm nghén ngay sau khi mang thai, trong khi một số bà mẹ lại không gặp tình trạng này. Tính cách của đứa trẻ sau khi sinh có thể được đánh giá phần nào thông qua việc ốm nghén. Vì vậy, các bà mẹ thường bị ốm nghén khi mang thai thì đứa trẻ sau sinh nhìn chung nghịch ngợm, khó chăm sóc, là trẻ có nhu cầu cao. Và ngược lại, nếu không ốm nghén nhiều khi mang thai thì đứa trẻ ngoan ngoãn và dễ chăm sóc hơn, cha mẹ cũng ít lo lắng hơn.

2. Tính cách của thai nhi cũng có thể được đánh giá từ tần số và biên độ cử động của thai nhi

Khi còn trong bụng mẹ, bé rất thích được bọc trong nước ối, tính cách của bé cũng có thể được thể hiện ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Việc bé hay “tung tăng, nghịch bàng quan trong đó thường khiến mẹ bầu rất khó chịu. Trẻ kiểu này sau khi sinh cũng sẽ hiếu động, nghịch ngợm hơn.

3. Tính khí của người mẹ khi mang thai cũng có thể quyết định tính cách của thai nhi

Tình trạng ốm nghén của mẹ bầu phần nào hé lộ tính cách của thai nhi

Một nhà di truyền học cho biết: “Yếu tố chính ảnh hưởng đến tính cách của trẻ chính là tâm trạng của người mẹ.” Nếu tâm trạng của mẹ thường xuyên không tốt khi mang thai cũng sẽ tác động rất xấu đến thai nhi trong bụng. Thai nhi bị ảnh hưởng tâm trạng của mẹ nên khi sinh ra tính khí cũng trầm lắng, hay buồn bã hơn.

Thai giáo như thế nào để tốt cho thai nhi sau khi sinh ra?

Thai giáo trước khi sinh bằng âm nhạc vào tháng 4 của thai kỳ

Nói chung, các bà mẹ muốn thai giáo trước sinh nên chú ý cho thai nhi nghe nhạc từ tháng thứ 4 của thai kỳ . Trong trường hợp bình thường, thính giác của thai nhi bắt đầu phát triển khi được bốn tháng, gần với thính giác của người lớn khi được sáu tháng, thời gian nghe nhạc trước khi sinh không nên quá dài, 10-30 phút mỗi lần, khoảng ba lần/ngày.

Tình trạng ốm nghén của mẹ bầu phần nào hé lộ tính cách của thai nhi

Bắt đầu giáo dục ngôn ngữ trước khi sinh vào tháng 5 của thai kỳ

Theo đặc điểm phát triển trí não của thai nhi, việc giáo dục ngôn ngữ nên bắt đầu từ tháng thứ 5. Bố mẹ có thể đọc mỗi ngày một vài bài thơ hay bài báo hay, chia sẻ với bé về những điều xảy ra hàng ngày. Từ đó thai nhi sẽ tiếp thu một cách chậm rãi và từ từ sẽ giúp ích rất nhiều cho tài năng ngôn ngữ của bé sau này.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X