Tấm lòng vàng của 2 bà cháu nghèo từng sống cảnh “cơm chan nước lã” trích tiền ủng hộ chia cho học sinh nghèo

Ám ảnh những bữa cơm chan nước lã Bà Đà Thị Mỵ (60 tuổi) là một người phụ nữ gốc Mông, gốc Cao Bằng, trú ở cụm dân cư Sình Môn, thôn 5, xã Đắk Ha, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông. Bà ít khi giao tiếp với người ngoài, chỉ biết chúi mặt vào

Ám ảnh những bữa cơm chan nước lã

Bà Đà Thị Mỵ (60 tuổi) là một người phụ nữ gốc Mông, gốc Cao Bằng, trú ở cụm dân cư Sình Môn, thôn 5, xã Đắk Ha, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông. Bà ít khi giao tiếp với người ngoài, chỉ biết chúi mặt vào làm nương rẫy, nên vốn tiếng Kinh của người phụ nữ 60 tuổi này chỉ có tiếng được tiếng mất. Suốt 10 năm qua, bà Mỵ đã một tay nuôi nấng cháu ngoại Ngô Văn Thắng, bị bố mẹ bỏ rơi từ khi mới lọt lòng.

hai-ba-chau-an-com-chan-nuoc-la-trich-tien-ung-ho-tang-hoc-sinh-ngheo

Căn nhà xập xệ của hai bà cháu Đà Thị Mỵ

Hai bà cháu nương vào nhau mà sống trong căn nhà xập xệ dựng bằng gỗ mục và thân lồ ô trên gò đất nhỏ. Bên trong căn nhà ấy chỉ có 2 chiếc giường nhỏ đủ cho 2 người nằm, chẳng có bàn ghế, chẳng có tài sản gì quý giá. Đã có lúc, thứ quý giá nhất của hai bà cháu là vài chiếc nồi cũ để nấu cơm. Bà Mỵ kể, nồi gang là hàng xóm cho mượn, hết mùa thu hoạch sắn thì phải đem trả.

Bà Mỵ nghẹn ngào nhớ lại: “Bố mẹ nó bỏ đi hết rồi, mẹ nó cứ mỗi năm gọi điện về nhà một lần, còn bố nó thì chưa bao giờ. Nó 10 tuổi, nhưng chưa gặp mẹ, cũng chưa một lần biết mặt bố. Từ nhỏ đến giờ, một mình tay tôi nuôi nó”. Thắng đang học lớp 3B ở Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Trần Quốc Toản (xã Đắk Ha, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông). Hôm nào không phải đi học, Thắng lại ở nhà giúp bà, khi thì dọn dẹp, khi thì nhổ mì sắn ngoài nương. Cậu bé rất thương bà, khi chỉ còn hai bà cháu, cậu lại âu yếm gọi bà ngoại là “Mẹ Ngoại”.

hai-ba-chau-an-com-chan-nuoc-la-trich-tien-ung-ho-tang-hoc-sinh-ngheo

Hơn 10 năm qua, bà Mỵ một mình nuôi cháu ngoại Thắng bị bố mẹ bỏ rơi

Bà Mỵ lại kể: “Hằng ngày đi nhổ mì thuê được vài chục ngàn, nhưng đến cuối tuần họ mới trả, hai bà cháu không có tiền mua đồ ăn. Gạo này là cô giáo mua cho, chia ra nấu cơm cho cháu. Nó chỉ ăn được một bữa mèn mèn thôi, phải ăn cơm, chiều mới có sức để đi học”. Nhiều khi, thấy cơm trắng khô nghẹn, bà Mỵ lại lấy can nước lã chan vào bát cơm, rắc thêm ít muối để có vị. Nhìn cảnh bát cơm chan nước lã của hai bà cháu, người ta khó có thể cầm được nước mắt.

Giáo viên chủ nhiệm của Thắng, cô đỗ thị Hà nghẹn giọng nói: “Nếu không trực tiếp đến vào bữa trưa hôm nay và nếu không tận mắt chứng kiến bữa cơm của hai bà cháu, có lẽ sẽ không ai tin. Một bữa chỉ có mèm mén, cơm nguội và nước lã, không rau, không cá thịt, thậm chí không có một chén nước mắm… mà lòng tôi đau nhói!”.

hai-ba-chau-an-com-chan-n

Bữa ăn của hai bà cháu chỉ có ít cơm nguội, chan nước lã và rắc thêm mèm mén

Nhiều năm qua, thầy cô giáo trong trường đều tự nguyện quyên góp, hỗ trợ hai bà cháu 300.000 – 500.000 đồng/tháng. Số tiền ấy dùng để mua gạo, mua cá khô cho hai bà cháu ăn qua ngày. Khi hết tiền, bà Mỵ nhường cơm cho cháu ăn, còn mình thì ăn mèn mén hoặc củ mì qua bữa. Các thầy cô cũng muốn giúp hơn, nhưng đây là xã đặc biệt khó khăn, họ cũng còn thiếu thốn, nên chỉ giúp được tới đó.

Tấm lòng vàng của hai bà cháu nghèo khó

Mới đây, hai bà cháu Đà Thị Mỵ đã nhận được khoản tiền ủng hộ từ những nhà hảo tâm lên tới hàng trăm triệu đồng. Bà Mỵ tâm sự, cả đời bà chưa bao giờ dám nghĩ tới số tiền ấy. Từ hai bà cháu nghèo khó phải ăn cơm chán nước lã sống qua ngày, giờ đã có tiền để trang trải cuộc sống, không những thế còn dư dả hơn nhiều người.

hai-ba-chau-an-com-chan-nuoc-la-trich-tien-ung-ho-tang-hoc-sinh-ngheo

Bà Mỵ đã trích ra 1 phần tiền ủng hộ để giúp đỡ học sinh nghèo và các em nhỏ bị dị tật

Khi đón nhận 2 sổ tiết kiệm trị giá 530 triệu đồng, bà Mỵ đã quyết định trích ra 1 phần tiền để giúp đỡ học sinh nghèo và các em nhỏ bị dị tật. Trong đó, hơn 50 triệu đồng được trao tặng tới 40 em học sinh khó khăn của trường TH – THCS Trần Quốc Toản, (xã Đắk Ha, huyện Đắk G’Long) – nơi Thắng đang theo học.

Bà Mỵ thật thà tâm sự, từ ngày bà và cháu trai được mọi người quan tâm, cuộc sống đã thay đổi rất nhiều. Đến nay, khi cần trong tay số tiền lớn, bà Mỵ vẫn chưa quen, chỉ dám gửi ngân hàng vì sợ mất trộm. Hai bà cháu không còn đói khố, nhưng thấy bạn bè còn khó, Thắng và bà không ngần ngại mà cùng chia sẻ. Nhiều món quà được mạnh thường quân tặng, hai bà cháu đã chia sẻ lại với những hoàn cảnh khó khăn khác ở địa phương.

hai-ba-chau-an-com-chan-nuoc-la-trich-tien-ung-ho-tang-hoc-sinh-ngheo

Bà Mỵ tâm sự: “Giờ mình có tiền, mình chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn khác”

Người phụ nữ 60 tuổi nghẹn ngào nói: “Bao nhiêu năm nay, hai mẹ con sống nhờ sự giúp đỡ của mọi người, nhất là bà con trong vùng…”. Nhờ các nhà hảo tâm, thiện nguyện và một phần bạn đọc báo Dân trí, hai bà cháu đã có cuộc sống khấm khá hơn, có cơm ăn, áo mặc, không phải lo bữa no, bữa đói.

Bà Mỵ tâm sự: “Giờ mình có tiền, mình chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn khác. Niềm vui đó, mình mong muốn chia sẻ cùng mọi người”.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X