Sự thật ít biết về giấc ngủ trẻ sơ sinh: ‘Ngủ sâu, ngủ yên’ chưa hẳn là tốt

Đối với người lớn, giấc ngủ sẽ có 2 giai đoạn: Giai đoạn REM (Rapid Eye Movement – Chuyển động mắt nhanh) Giai đoạn NREM (Non Rapid Eye Movement – Không chuyển động mắt nhanh). Trong đó giai đoạn NREM được chia là 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Đây chính là lúc bắt đầu

Đối với người lớn, giấc ngủ sẽ có 2 giai đoạn:

Giai đoạn REM (Rapid Eye Movement – Chuyển động mắt nhanh)

Giai đoạn NREM (Non Rapid Eye Movement – Không chuyển động mắt nhanh).

Trong đó giai đoạn NREM được chia là 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đây chính là lúc bắt đầu của giấc ngủ. Giai đoạn này chúng ta sẽ ngủ nông, hay còn gọi đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ.

Giai đoạn 2: Sóng não bắt đầu nhanh đều, nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm và nhịp tim bắt đầu chậm lại.

Giai đoạn 3 và 4: Đây chính là giai đoạn ngủ sâu. Trong giai đoạn này, con người ít có phản ứng với tiếng ồn và hoạt động bên ngoài môi trường.

Kết quả hình ảnh cho bé sơ sinh ngủ

Trong chu kỳ NREM, cơ thể được hồi phục và tái tạo lại các tế bào cũng như cơ và xương. Đây là chu kỳ mà hệ miễn nhiễm được củng cố. Và sau khi giai đoạn 4 kết thúc, chu kỳ REM sẽ bắt đầu trong thời gian rất ngắn và REM chính là chu kỳ mà các giấc mơ xuất hiện.

Đối với trẻ đó là giai đoạn ngủ động (active sleep) và ngủ yên (queit sleep). Khi bé được 8 tháng, theo sự phát triển của não thì ngủ động sẽ trở thành REM và ngủ yên trở thành NREM.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ nhiều để bảo toàn năng lượng để tăng trưởng và tiếp tục phát triển não. Khác với mọi người lầm tưởng ngủ sâu là “ngủ yên” (queit sleep). Thật ra giai đoạn trong giấc ngủ khi não phát triển chính là giai đoạn “ngủ động”, là khi ngủ mơ và đôi khi có nhiều cử động hoặc biểu cảm trên mặt và cơ thể.

Do đó, mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh có khoảng 60% thời gian của giấc ngủ là ở trạng thái “ngủ động” (trẻ vặn mình, thay đổi t.ư th.ế, uốn éo, nhăn mặt, khóc nhưng vẫn ngủ), giúp não hoạt động và phát triển trong khi bé ngủ. Khi trẻ lớn trên 5 tuổi, não của trẻ đã được trưởng thành thì “ngủ động” chỉ chiếm 20% của giấc ngủ và 80% còn lại là “ngủ yên”

Đặc biệt đối với các bé bú sữa mẹ hoàn toàn, sữa mẹ nuôi não liên tục kể cả trong giấc ngủ, nên khi con ngủ vặn vẹo, uốn éo, nhăn mặt… chính là lúc não con đang được nuôi dưỡng và phát triển.

Kết quả hình ảnh cho bé sơ sinh ngủ

Mọi người hay lầm tưởng, ngủ yên, ngủ sâu con mới phát triển tốt, đó là 1 quan niệm hoàn toàn sai lầm, khi con bú sữa công thức, trong sữa công thức có quá nhiều casomorphin của loài bò nên con ngủ sâu vì bị mê man, li bì. Khi con ngủ mê man, li bì, não con sẽ không được nuôi dưỡng, bên cạnh đó còn tăng nguy cơ của chứng Đột Tử Sơ Sinh (Sudden Infant Death Syndrome – SIDS).

Các bé sơ sinh có thể bị chứng ngưng thở khi ngủ, nên khi gặp những vấn đề về hô hấp, các bé ngủ động sẽ dễ dàng thức giấc hơn các bé sâu. Các bé ngủ sâu sẽ rất khó để thức dậy và điều này cực kỳ ngu.y hi.ểm cho các bé sơ sinh.

Chính vì vậy mà giấc ngủ động chính là giấc ngủ an toàn cho bé. Với những bé được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, não bé sẽ liên tục phát triển, ngược lại với những bé được nuôi bằng sữa công thức, hàm lượng casomorphin có trong sữa công thức sẽ khiến cho bé ngủ sâu, mê man và li bì nên mặc dù bé sẽ ngủ ngoan, ngủ yên, không vặn vẹo nhưng chưa hẳn là tốt hoàn toàn cho sự phát triển của con.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X