Nhật Bản hỗ trợ hơn 5 tấn hàng cứu trợ Việt Nam vượt qua ‘trận mưa lũ lịch sử’

Do ảnh hưởng trực tiếp của mưa lũ, các tỉnh miền Trung nước ta đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị đã có mưa to đến rất to gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại địa phương. Theo bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường

Do ảnh hưởng trực tiếp của mưa lũ, các tỉnh miền Trung nước ta đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị đã có mưa to đến rất to gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại địa phương. Theo bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết thì “trong 11 ngày có 3 đợt lũ chồng lũ”

Chỉ thời gian ngắn như vậy mà trên địa bàn 5 tỉnh miền Trung, ở vùng biển và đồng bằng tất cả đầy ắp nước”. Đặc biệt tại địa bàn tỉnh Quảng Trị bị ngập sâu đến mức “toàn tuyến không có chỗ nào không ngập”, cả 101 xã đều ngập sâu nhiều nơi bị cô lập.

Ảnh chụp màn hình TTO

Trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế (JICA) dự kiến sẽ xuất hàng cứu trợ khẩn cấp để hỗ trợ người dân bị thiệt hại nặng nề thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hàng hóa hiện đang ở tại Singapore và sẽ về tới Việt Nam theo 2 chuyến: Chuyến đầu tiên được vận chuyển từ Singapore đến Thành phố Hồ Chí Minh trên chuyến bay số hiệu: VN5654, và từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng trên chuyến bay số hiệu: VN0136; số vận đơn: NES 6113 0440; tổng trọng lượng: 5.233kg; tổng giá trị khoảng 83.899,50 đô la Singapore; dự kiến đến sân bay quốc tế Đà Nẵng vào ngày 18/10/2020.

Trước tình hình gấp rút vận chuyển hàng hóa cho kịp đến tay người dân ở rốn lũ miền Trung nên cần sự chung tay phối của nhiều ban ngành tại Việt Nam và cả từ phía đoàn Nhật Bản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn đề nghị các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Y tế, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ chỉ đạo các đơn vị liên quan trực thuộc tạo điều kiện hỗ trợ để nhanh chóng hoàn thành các thủ tục, kịp thời nhận hàng hóa từ tổ chức JICA.

Đơn vị hải quan tại sân bay Đà Nẵng cũng cần vào cuộc để hàng hóa có thể thông quan nhanh nhất có thể. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là tuyến quan trọng cuối cùng, cần cử ra đầu mối tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa cứu trợ; phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan để hoàn thiện các thủ tục tiếp nhận hàng hóa hỗ trợ.

Bên cạnh 5 tấn hàng hóa trên thì JICA còn vận chuyển thêm một số mặt hàng hỗ trợ khẩn cấp thêm 2 đợt như 50 máy lọc nước (Tốc độ lọc 4lít/ phút, công suất lọc tối đa 100.000 lít) và 250 tấm trải nhựa (Kích cỡ 50x4m, dày 200-230 micron, nặng 200g/m2).

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide khẳng định Nhật Bản quyết định cung cấp vật tư hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra ở miền Trung Việt Nam.

“Nhật Bản quyết định cung cấp vật tư hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra ở miền Trung Việt Nam.

Nhật Bản chúng tôi là nước có nhiều kinh nghiệm về phòng chống thiên tai nên chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về phòng chống thiên tai với Việt Nam”, Thủ tướng Suga Yoshihide nói tại cuộc gặp gỡ phóng viên sau hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 19-10.

Chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này là sự kiện công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Suga kể từ lúc lên thay người tiền nhiệm Abe Shinzo giữa tháng 9 qua.

Tại cuộc gặp báo chí sáng 19-10, ông Suga bày tỏ vui mừng khi đến thăm Việt Nam, nhắc lại rằng Việt Nam “là nước tôi đi đầu tiên sau khi nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản”.

Lũ lụt miền Trung xuất hiện dồn dập trong những ngày qua – Ảnh: Internet

Trước đó, Mỹ cũng đã hỗ trợ Việt Nam 100 nghìn USD ứng phó với bão lũ. Khoản viện trợ này sẽ được Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trao cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, để đáp ứng các nhu cầu nhân đạo khẩn cấp tại các cộng đồng dễ bị tổn thương ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bão Linfa.

“Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam xin bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất tới người dân Việt Nam trước những thiệt hại về con người, về tài sản và mất nhà cửa do lũ lụt tại miền Trung gây ra.

Chúng tôi sát cánh bên Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong lúc này, khi các bạn tưởng nhớ những người thân yêu và khắc phục các thiệt hại do trận lũ lụt tồi tệ này gây ra, và rồi bước tiếp, như cách mà con người Việt Nam vẫn luôn như vậy. Chúng tôi cam kết hỗ trợ các bạn trong công việc tái thiết,” Đại sứ Kritenbrink chia sẻ.

Ảnh (trái) minh họa: Internet

Cũng trong hôm qua, kết luận tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ vào chiều 19/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý xuất cho mỗi tỉnh chịu ảnh hưởng của lũ lụt 1.000 tấn gạo, gồm cả Hà Tĩnh. Đồng ý hỗ trợ lương khô, chuẩn bị cơ số thuốc dự phòng, ngành y tế cử cán bộ hướng dẫn người dân đảm bảo vệ sinh an toàn sau lũ.

Thủ tướng cũng đồng ý với đề xuất xuất cấp phương tiện, trang bị, thiết bị cứu hộ cứu nạn, đặc biệt là phương tiện nhỏ cấp thiết để cứu dân mắc kẹt ở vùng chia cắt, sử dụng an toàn, hiệu quả cho lâu dài. Đồng thời Thủ tướng đồng tình hỗ trợ cho 5 tỉnh gồm Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh mỗi tỉnh 100 tỉ đồng khắc phục hậu quả thiên tai…

Bão xuất hiện gần Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 7h sáng 20/10, áp thấp nhiệt đới ở phía đông Philippines mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Saudel. Tâm bão hiện cách đảo Luzon khoảng 330 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10. Trong 24 giờ tới, bão đi theo hướng tây tây bắc với vận tốc 20-25 km/h và đi vào Biển Đông.

Sáng 21/10, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 740 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10.

Những giờ tiếp theo, bão đổi hướng, di chuyển theo hướng tây, giảm vận tốc xuống 15-20 km/h và khả năng mạnh thêm.

Sáng 22/10, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350 km. Sức gió lúc này mạnh cấp 10, giật cấp 12. Bão sẽ giữ hướng đi, giảm vận tốc xuống 10-15 km/h và tiếp tục mạnh lên.

Sáng 23/10, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt cấp 11, giật cấp 14. Tâm bão nằm ngay trên khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Theo đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, diễn biến của bão sẽ khá phức tạp do chịu nhiều tương tác với các hình thái khác.

Nhận định ban đầu cho thấy ảnh hưởng của bão có thể khiến tình trạng mưa lũ ở Trung Bộ tiếp diễn cực đoan.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X