Nhà giàu Việt săn lùng nhụy hoa giá 450 triệu đồng/kg, chuyên gia chỉ rõ: Sẵn trong các thuốc rẻ tiền dễ kiếm!

Lời giới thiệu: Saffron là nhụy hoa của cây nghệ tây, một loài hoa phân bổ chủ yếu ở lục địa Á-Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ, và châu Đại dương. Mỗi cây có thể ra từ 2-5 bông hoa màu tím, mỗi bông có 3 nhụy hoa màu đỏ thẫm. Ở Việt Nam, giá Saffron

Lời giới thiệu: Saffron là nhụy hoa của cây nghệ tây, một loài hoa phân bổ chủ yếu ở lục địa Á-Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ, và châu Đại dương. Mỗi cây có thể ra từ 2-5 bông hoa màu tím, mỗi bông có 3 nhụy hoa màu đỏ thẫm.

Ở Việt Nam, giá Saffron có thể lên tới khoảng 400-500 triệu đồng/kg và được quảng cáo gần như là “thần dược trị bá bệnh”, từ trị u.ng th.ư, trẻ hóa cơ thể, làm đẹp da, đến giảm cân… nên được không ít người trong giới nhà giàu, người nổi tiếng săn lùng.

8c92b5f8a13cbf71a96ff643da846cd4.jpg

Đến nỗi sau khi thấy nhiều bài viết về đời tư của những người nổi tiếng dùng Saffron thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, fan của họ trầm trồ khen và xem đó như một thứ đẳng cấp khó với tới.

Tuy nhiên, bài viết sau đây của các chuyên gia về Thực phẩm cộng đồng chỉ ra bản chất của Saffron: công dụng thực sự là gì, có thật sự là ưu việt và không thể thay thế – khi so sánh với các loại thuốc kê đơn thông thường, rẻ tiền dễ kiếm.

b9741d7491883202c0e1f34fd31fadba.jpg

Thu hoạch hoa nghệ tây để lấy nhụy. Nguồn: Getty.

Saffron được gọi là loại gia vị đắt đỏ nhất thế giới. Xin lưu ý, chúng là gia vị chứ không phải dược phẩm.

Lý do Saffron đắt đỏ vì để có được 1 ounce (chưa đến 30gr), cần khoảng 4.000 bông hoa, cùng với những lao động lành nghề, quy trình xử lý tinh tế. Tóm lại, nó mất quá nhiều công lao động.

Sự hạn chế của sản xuất và nhu cầu tiêu thụ cao đã góp phần thổi cao giá thành của loại gia vị này.

Mặt khác, các báo cáo gần đây về hoạt tính dược lý và đặc tính y học của Saffron cũng khiến nó trở thành mặt hàng bị làm giả và gian lận khá nhiều trên thị trường.

Công dụng của saffron, so sánh chi phí điều trị so với một số loại thuốc kê đơn

Trong bài viết này, chúng tôi làm rõ các công dụng của Saffron trong một số bệnh. Và trong phạm vi có thể, xin so sánh Saffron với các loại thuốc kê đơn thông thường dễ tìm trên thị trường và có giá từ khá rẻ cho đến vừa phải.

(Thuốc kê đơn thường có tác dụng mạnh hơn thuốc không kê đơn, tuy nhiên, kèm theo đó là tác dụng phụ có thể gây ngu.y hi.ể.m đến sức khỏe. Do đó cần có sự chỉ định của bác sĩ mới có thể dùng loại thuốc này).

1. Bệnh mất trí nhớ

Một thử nghiệm lâm sàng nhỏ ngắn hạn trên 54 người Iran có các biểu hiện bệnh mất trí nhớ trên 55 tuổi, được dùng viên nang chiết xuất từ Saffron bằng đường uống trong tối đa 22 tuần.

Kết quả cho thấy dường như có cải thiện trong việc kiểm soát suy giảm nhận thức ở những bệnh nhân mắc chứng hay quên và suy giảm nhận thức nhẹ, cụ thể Saffron có thể hoạt động tương tự như thuốc kê đơn Donepezil (Aricept).

Kết quả nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí Springer vào tháng 10 năm 2009.

Tuy vậy, giá thuốc kê đơn Donepezil (Aricept) khoảng 2.200.000 đồng/hộp 28 viên [A1] và giá Saffron là khoảng 400-500 triệu đồng/1 kg, lượng dùng an toàn khoảng 30mg/ngày, có thể thấy rõ khả năng lựa chọn của người bệnh. Ngoài ra, nghiên cứu trên cũng chưa đủ lớn và lâu dài để khẳng định công dụng của Saffron trong điều trị bệnh suy giảm nhận thức.

2. Bệnh trầm cảm

Kết quả nghiên cứu xuất bản trực tuyến trên Wiley InterScience năm 2005 (nghiên cứu đối chứng mù đôi, có đối chứng giả dược), trên 40 bệnh nhân trầm cảm cho thấy dùng chiết xuất nhụy hoa nghệ tây bằng đường uống trong 6-12 tuần giúp cải thiện các triệu chứng chính.

974b5535c840aad3c6fd176bd7ad9828.jpg

Tách lấy nhụy trong các bông hoa là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn. Nguồn: Getty

Một số nghiên cứu cho thấy Saffron có thể có hiệu quả tương tự như dùng thuốc chống trầm cảm theo toa, chẳng hạn Fluoxetine (giá khoảng 44.000 VNĐ/hộp 20 viên), Imipramine (giá 400.000 đồng/hộp 28 viên) hoặc Citalopram (giá 300.000 đồng/hộp 30 viên).

Ở những bệnh nhân đã dùng thuốc chống trầm cảm, nghiên cứu ban đầu cho thấy việc dùng kèm Crosin (một chất hóa học có trong Saffron) trong 4 tuần đã khiến giảm các triệu chứng trầm cảm hơn so với chỉ dùng thuốc chống trầm cảm.

Theo hướng dẫn lâm sàng của Mạng lưới Điều trị tâm trạng và lo lắng của Canada (CANMAT), để quản lý chứng rối loạn trầm cảm nặng ở người lớn, khuyến nghị dùng Saffron là liệu pháp bổ trợ cho chứng trầm cảm nhẹ đến trung bình.

Với bệnh trầm cảm sau khi sinh, nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng Saffron trong 6 tuần cũng có tác dụng như thuốc chống trầm cảm Fluoxetine (chỉ có giá khoảng 44.000 VNĐ/hộp 20 viên) để giảm các triệu chứng.

Nghiên cứu ban đầu khác cho thấy dùng Saffron trong 8 tuần có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ đang cho con bú.

Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng liệu Saffron thực sự có tác dụng làm giảm triệu chứng hay không, hay nguyên nhân lại là do chứng trầm cảm sau khi sinh tự biến mất.

3. Phụ nữ đau bụng kinh

Một số nghiên cứu cho thấy việc dùng chế phẩm có chứa nhụy hoa nghệ tây, hạt hồi và hạt cần tây có thể giúp giảm đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Ví dụ uống một chiết xuất Saffron thì sau hai tháng có thể giúp cải thiện các triệu chứng tiền ki.nh ngu.yệ.t. Đa số phụ nữ biết các triệu chứng này gây căng thẳng, khó chịu đến mức nào. Tuy nhiên bạn cũng có thể dùng các biện pháp khác như uống thuốc, dùng một số loại thảo dược rẻ tiền hơn rất nhiều, chườm ấm bụng và giữ ấm cơ thể trong thời kỳ tiền ki.nh ngu.y.ệt.

4. Bệnh thoái hóa điểm vàng

Bệnh thoái hóa điểm vàng (Age-related macular degeneration-AMD) là một bệnh về mắt dẫn đến mất thị lực ở người lớn tuổi. Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng Saffron trong tối đa 6 tháng có thể có một chút cải thiện về thị lực với bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng.

07362e12738253c85afd6c64c167277a.jpg

Cơm chiên tạo màu bằng Saffron trộn cùng nhiều gia vị đặc trưng khác là món ăn đặc sản của người Iran. Nguồn: Bonapetit

Với bệnh tăng nhãn áp (Glaucoma), nếu điều trị thường xuyên đồng thời dùng thêm Saffron có thể làm giảm một số triệu chứng của bệnh.

Saffron có phải “thần dược” chữa bách bệnh?

Tuy nhiên, không như các quảng cáo về công dụng toàn mỹ của Saffron, hiện chưa có đầy đủ dữ liệu và bằng chứng về công dụng của Saffon đối với các bệnh khác.

1. Saffron có tác dụng với khối u hay tiểu đường không?Tuy rằng có các thí nghiệm trong ống nghiệm và trên động vật cho thấy tác dụng của Saffron có hiệu quả chống khối u, nhưng đến nay chưa có dữ liệu lâm sàng nào liên quan đến việc sử dụng nó trong chữa trị bệnh u.ng th.ư. Do vậy, chưa có bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng của Saffron trong điều trị bệnh u.ng th.ư.

Với bệnh tiểu đường (đái tháo đường), Saffron có thể làm giảm lượng đường trong máu khi bệnh nhân chưa ăn. Tuy nhiên, nó không có hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường trong máu khi sử dụng trong 3 tháng.

Các nghiên cứu đến nay vẫn chưa có đủ cơ sở để chứng minh Saffron có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường.

2. Saffron có chức năng tráng dương bổ âm không?Nghiên cứu sơ bộ cho thấy thoa Saffron lên da có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn cư.ơ.ng dư.ơ.ng. Nhưng nếu dùng để uống thì các nghiên cứu hiện tại khá mâu thuẫn: một số nói Saffron giúp cải thiện tình trạng rối loạn cư.ơ.ng dư.ơ.ng; một khác cho thấy không có lợi. Vì vậy hiện tại chưa đủ bằng chứng để kết luận Saffron có hữu ích để điều trị rối loạn cư.ơ.ng dư.ơ.ng hay không.

Thực tế, dùng thuốc chống trầm cảm có thể khiến một số người mất hứng thú với tì.n.h d.ục. Nghiên cứu ban đầu cho thấy uống Saffron trong 4 tuần có giúp cải thiện sự hài lòng với tì.n.h d.ục ở nam giới và phụ nữ dùng thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, nó không có hiệu quả rõ rệt trong việc tăng ham muốn tì.nh d.ụ.c hoặc c.ực kho.ái.

3. Saffron có thể dùng điều trị bệnh tim mạch không?Với dữ liệu trên chuột cho thấy liều dùng 200 mg Saffron/kg (khoảng 100 sợi) cho thấy có tác dụng chống loạn nhịp tim. Nhưng, nó không hiệu quả bằng uống thuốc Amiodarone (thuốc chống loạn nhịp tim).

Và so với dùng Saffron thì thuốc này rẻ hơn rất nhiều: thuốc Amiodarone có giá khoảng 230.000 đồng đến 280.000 đồng/hộp 30 viên. Ngoài ra cũng chưa có kết quả rõ ràng của việc dùng saffron trong điều trị bệnh tim mạch ở người.

Một nghiên cứu ở những người tình nguyện khỏe mạnh dùng nhụy hoa nghệ tây với liều lượng 400mg/ngày (khoảng 200 sợi/ngày), trong 7 ngày, có thể làm giảm huyết áp trung bình (Mean Arterial Pressure).

ac73e5ef9c192ac0977ae62ec462ad76.jpg

Saffron bán trong một chợ gia vị ở Azerbaijan. Nguồn: Dreamstime.com

Trong một nghiên cứu mù đôi (double-blind), có đối chứng với giả dược, có 60 người tham gia sử dụng Saffron 200 mg hoặc 400 mg mỗi ngày trong một tuần, cho thấy Saffron có thể thay đổi một số thông số huyết học và sinh hóa. Tuy nhiên, về mặt nghiên cứu lâm sàng những thay đổi này vẫn ở mức bình thường.

Do vậy, các chuyên gia khuyên rằng không nên dùng Saffron như thuốc chữa trị bệnh tim mạch.

4. Saffron có giúp giảm cân không?Trong một thử nghiệm lâm sàng trên 60 người (có đối chứng với giả dược) kéo dài 8 tuần ở phụ nữ khỏe mạnh, thừa cân nhẹ, Saffron có thể gây cảm giác no. Những người tham gia đã báo cáo giảm tần suất ăn vặt trung bình. Tuy nhiên, họ không giảm cân.

Với người bệnh huyết áp cao, nghiên cứu ban đầu cho thấy uống trà đen có chứa Saffron ba lần/ngày, trong 8 tuần, không làm giảm huyết áp của người bị huyết áp cao.

Ngoài ra chưa có đủ bằng chứng cho các tác dụng của Saffron đối với các bệnh ho, hói đầu, vẩy nến, nôn mửa khí trệ.

Saffron có tác dụng phụ không? Có đấy!

Saffron là thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, do đó cũng như nhiều thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên khác, cũng có những quảng cáo thái quá về sự an toàn tuyệt đối của nó, khiến người tiêu dùng lầm tưởng dùng bao nhiêu Saffron cũng được. Dư dả thì cho vào thức ăn nấu lên, bổ cả bề ngang lẫn bề dọc.

Điều này là sai.

1bd8734a404124555a1db6b946201787.jpg

Saffron là thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, do đó cũng như nhiều thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên khác, cũng có những quảng cáo thái quá về sự an toàn tuyệt đối của nó.

Không phải các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên đều vô hại. Dù có một số công dụng, nhưng Saffron chỉ an toàn khi sử dụng trong món ăn với liều lượng vừa phải.

Khi dùng làm thuốc, nó có thể an toàn khi chỉ dùng trong vòng 26 tuần. Tuy nhiên, có thể có một số tác dụng phụ như khô miệng, lo lắng, kích động, buồn ngủ, chán nản, đổ mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, thay đổi cảm giác thèm ăn, mặt đỏ bừng, đau đầu và phản ứng dị ứng xảy ra ở một số người.

Đặc biệt, Saffron KHÔNG AN TOÀN khi uống một lượng lớn. Liều lượng từ 5 gr trở lên có thể gây ngộ đ.ộc. Liều lượng 12-20 gr có thể gây t.ử vo.ng.

Cũng chưa có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu Saffron có an toàn khi xoa lên da hay không. Do vậy bạn đừng suy diễn rằng có thể ngâm hay tán nhỏ Saffron để bôi dưỡng da nhé như các quảng cáo về biện pháp dưỡng da của các ngôi sao showbiz nhé.

Ai không nên dùng Saffron?

Lượng Saffron được khuyên dùng trong thực phẩm bình thường là 2- 3 sợi, không nên dùng quá 5 sợi.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, việc uống Saffron với số lượng lớn hơn lượng này có thể làm t.ử cu.ng co lại và gây sẩy thai. Đặc biệt, bác sĩ khuyên cáo phụ nữ mang thai không nên dùng quá 1 sợi Saffron một ngày. Với phụ nữ đang cho con bú, hiện không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu nó có an toàn để sử dụng khi cho con bú hay không, nên chúng tôi khuyên bạn không nên thử.

Với bệnh rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorder), có một số lo ngại Saffron có thể gây kí.ch thí.ch tính hưng phấn và hành vi bốc đồng (hưng cảm). Không nên sử dụng nếu bạn có tình trạng này.

Những người bị dị ứng với các loài thực vật Lolium, Olea (là chi thực vật có hoa thuộc họ Lúa, Cỏ) và Salsola (thực vật có hoa thuộc họ Dền) cũng có thể bị dị ứng với Saffron.

a89deab90436133606a238dc3c6335e8.jpg

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, việc uống Saffron với số lượng lớn hơn lượng này có thể làm t.ử cu.ng co lại và gây sẩy thai.

Người bị tiểu đường cần theo dõi các dấu hiệu của tình trạng hạ đường huyết và theo dõi vì Saffron có thể gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Người có bệnh tim mạch nếu dùng một lượng lớn Saffron có thể khiến nhịp tim đập nhanh và mạnh, làm trầm trọng thêm một số bệnh tim.

Những người có huyết áp thấp không nên dùng Saffron vì có thể làm cho huyết áp trở nên quá thấp.

Vì sao Saffron rất đắt?

Saffron là tên gọi của phần nhụy hoa của cây nghệ tây có màu đỏ vàng, có tên khoa học là Crocus sativus L, hay tên thường gọi là nhụy hoa nghệ tây.

Nhụy hoa nghệ tây được cho là có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, Tiểu Á, Iran. Chúng được người Ả Rập trồng ở Tây Ban Nha ở khoảng năm 961.

Vào khoảng thế kỷ thứ 13, người Tây Ban Nha đã đưa giống cây nghệ tây đến ngôi làng Navelli, thuộc tỉnh L’Aquila nước Ý. Vào lúc ấy, nó được xem như một loài gia vị đặc biệt và được bán ở các khu vực và thành phố giàu có như Milan và Venice, lan dần sang các nước Pháp, Đức và Áo.

Saffron được thu hoạch trong vài giờ trước khi bình minh, vì lúc này cánh hoa vẫn còn khép lại giúp bảo vệ nhụy hoa, đồng thời giúp quá trình thu hoạch hoa cũng dễ dàng hơn. Sau khi thu hoạch, các bông hoa được xếp cẩn thận vào giỏ.

Vào cùng ngày, các nghệ nhân sẽ tách ba sợi nhụy nhỏ trên mỗi cánh hoa còn ẩm. Đó là một quá trình tinh tế đòi hỏi những nghệ nhân lành nghề làm việc hàng giờ đồng hồ và cực kỳ kiên nhẫn.

Vào buổi tối, những nhụy hoa tươi được sấy khô, một quá trình làm tăng thêm sự phong phú về cả màu sắc lẫn hương vị của chúng.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X