Nếu không chú ý tới 4 vấn đề này, thai nhi sẽ dễ bị ngạt thở ngay trong bụng mẹ

Trong quá trình mang thai, bất kỳ người mẹ nào cũng đều mong con mình có thể chào đời một cách khỏe mạnh sau 9 tháng 10 ngày. Trong một số tai nạn rủi ro có thể xảy đến đang mang thai, tình trạng ngạt thở của thai nhi là điều rất đáng sợ. Tuy

Trong quá trình mang thai, bất kỳ người mẹ nào cũng đều mong con mình có thể chào đời một cách khỏe mạnh sau 9 tháng 10 ngày. Trong một số tai nạn rủi ro có thể xảy đến đang mang thai, tình trạng ngạt thở của thai nhi là điều rất đáng sợ.

Tuy nhiên, nếu người mẹ sớm biết cách phòng tránh, có thể giảm được rủi ro rất nhiều. Sau đây là một số rủi ro có thể khiến thai nhi bị ngạt thở.

Người mẹ bị thiếu máu

Người mẹ cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi qua máu cuống rốn. Thai nhi có nhận được đầy đủ dưỡng chất hay không phụ thuộc rất lớn vào tốc độ lưu thông máu của người mẹ. Nếu lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ truyền quá chậm, thai nhi sẽ không nhận được một lượng dinh dưỡng và oxy nhất định, dễ dẫn đến bị ngạt thở.

Nếu người mẹ có tiền sử bị thiếu máu nặng cũng dễ dẫn tới tình trạng thai nhi bị ngạt thở. Lúc này, lượng máu người mẹ ít, tốc độ dòng chảy chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận chuyển và cung cấp oxy đến thai nhi.

Nguyên nhân dễ khiến thai nhi bị ngạt thở nhất - Ảnh 1.

Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến nhất khi mang thai, thường xảy ra từ tháng thứ 5-6 của thai kỳ.

Tình trạng thiếu sắt hầu hết xảy ra khi nh.u c.ầu về sắt tăng lên mà nguồn cung không thể đáp ứng được, mang thai là một trong số đó. Đến tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, người mẹ thường dễ thiếu máu nhất, vì số lượng hồng cầu và huyết sắc tố tương đối giảm mạnh.

Việc thiếu máu có thể do nhiều yếu tố, trong đó việc hấp thu chất sắt không đủ qua chế độ ăn uống là nguyên nhân phổ biến nhất.

Nhau thai bị lão hóa ở tam cá nguyệt thứ 3

Nhau thai là bộ phận quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển thai nhi. Nếu nhau thai quá to, quá nhỏ hay hình dạng bất thường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển các dưỡng chất. Trong một số tình huống có thể khiến em bé bị ngạt và t.ử vo.ng nên không thể xem thường.

Thai nhi nhận oxy, chất dinh dưỡng thông qua nhau thai và dây rốn để đảm bảo sự phát triển bình thường. Nếu nhau thai bị lão hóa trong tam cá nguyệt thứ 3, nước ối lúc này quá ít sẽ gây ra tình trạng ngạt thở, rất ngu.y hi.ểm.

T.ư th.ế ngủ của người mẹ sai cách

Khi số tuần thai tăng lên, chất lượng ngủ của người mẹ cũng bị ảnh hưởng. Bác sĩ Chu Hán Sinh tại khoa Sản của Bệnh viện Đài Bắc cho biết: “Giấc ngủ của người mẹ mang thai trong những tháng giữa và cuối của thai kỳ thường bị rối loạn, đó là do họ cần phải thay đổi t.ư th.ế ngủ liên tục để phù hợp với những cử động của em bé”.

Nguyên nhân dễ khiến thai nhi bị ngạt thở nhất - Ảnh 2.

Ngủ sai cách người mẹ cũng khiến cho thai nhi gặp ngu.y hi.ểm (Ảnh minh họa).

Có một số thông tin cho rằng, ở châu Phi sau khi tiến hành nghiên cứu thai ch.ết lưu, họ phát hiện ra có nhiều trường hợp người mẹ quen nằm ngửa khiến nguy cơ t.ử vo.ng của thai nhi cao gấp 5,6 lần. Ngoài ra, nghiên cứu ở New Zealand và Australia cũng đưa ra kết luận rằng, người mẹ ngủ nằm ngửa rất ngu.y hi.ểm cho thai nhi.

Nói về điều này, bác sĩ Chu cũng xác nhận vào năm 2011, có một báo cáo nói về t.ư th.ế ngủ của người mẹ liên quan tới việc t.ử vo.ng của thai nhi. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này vẫn chưa được xác nhận chính thức và có nhiều nguyên nhân dẫn tới thai ch.ết lưu.

Bác sĩ Chu cũng nói thêm rằng, có thể khi người phụ nữ mang thai nằm ngửa hoặc nằm nghiêng về phía bên phải, t.ử cu.ng sẽ chèn ép lên tĩnh mạch chủ bên dưới (nhất là khi thai nhi trên 16 tuần), khiến các tĩnh mạch ở phần dưới không thể hoạt động bình thường.

Điều này vô tình dẫn tới hạ huyết áp, tim đập nhanh hơn, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của t.ử cu.ng, làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai, khiến thai nhi có thể bị thiếu oxy và ngạt thở. Do đó, các bác sĩ thường không khuyến khích mẹ bầu áp dụng 2 t.ư th.ế ngủ này sau tam cá nguyệt thứ 2.

Thai nhi có vấn đề

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến thai nhi bị ngạt thở và đôi khi không phải hoàn toàn do người mẹ. Trong một số trường hợp lâm sàng, thai nhi bị ngạt thở có thể do chính chúng gây ra, chẳng hạn như em bé nắm được dây rốn, hoặc dây rốn quấn quanh cổ cũng rất phổ biến.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X