Mùa này mẹ đừng nhầm lẫn các triệu chứng Covid và sốt xuất huyết!

Xóm mình có vài người bị mệt mỏi, sốt cao không hạ, tưởng đâu là bị Covid nhưng test ra thì không phải. Sau đó đi xét nghiệm xong mới biết là bị sốt xuất huyết rồi bác sĩ kêu nhập viện luôn. Bản thân mình có con nhỏ nên lo lắm, bởi vậy phải

Xóm mình có vài người bị mệt mỏi, sốt cao không hạ, tưởng đâu là bị Covid nhưng test ra thì không phải. Sau đó đi xét nghiệm xong mới biết là bị sốt xuất huyết rồi bác sĩ kêu nhập viện luôn. Bản thân mình có con nhỏ nên lo lắm, bởi vậy phải ngồi tra kỹ thông tin để phòng hờ cho con các mẹ ạ! Hóa ra 2 bệnh này rất dễ nhầm lẫn, nhiều bài báo và tin tức trên đài cũng có thông tin hướng dẫn phân biệt để xử lý kịp thời.

Đối với trẻ em, sốt xuất huyết là 1 bệnh thường gặp và nếu không xử lý kịp thời bệnh có thể gây sốc và dễ tử vong, nguy hiểm không thua gì Covid, các mẹ không nên xem thường nha! Tiện đây, mình xin chia sẻ 1 số thông tin về sự khác nhau giữa Covid và sốt xuất huyết mà mình đã thu thập được từ báo đài để cả nhà tham khảo, phòng ngừa bệnh cho con và gia đình nha.

1. Con đường lây truyền và thời gian ủ bệnh?

hình ảnh

– SXH: Truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn. Ủ bệnh thường trong 5-7 ngày.
– Covid: Lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gần. Thời gian ủ bệnh lên đến 14 ngày, trung bình từ 4-5 ngày

2. Đối tượng nào dễ bị bệnh nặng?

– SXH: Trẻ em nhỏ tuổi (đặc biệt trẻ sơ sinh), phụ nữ mang thai, người nhiễm SXH lần 2, người có bệnh mãn tính (tiểu đường, hen suyễn, tim…) đều dễ bị bệnh nặng.
– Covid: Người trên 65 tuổi hoặc có bệnh nền (tiểu đường, bệnh về hô hấp mãn tính, huyết áp, gan, phổi, thận hoặc suy giảm miễn dịch…) khi dính sẽ rất nguy hiểm.

3. Triệu chứng rất dễ nhầm lẫn giữa Covid 19 và SXH

– SXH: Sốt cao đột ngột, liên tục từ 39 – 40 độ trong 2 – 7 ngày liền, chán ăn, mệt mỏi, đau cơ, xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da hoặc bầm, chảy máu cam, ói ra máu.

Trường hợp nặng (sốc): mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm hoặc không đo được, tay chân lạnh, bứt rứt… rất nguy hiểm, dễ dẫn tới tử vong.

– Covid: Sốt (trên 37,5 độ) hoặc ớn lạnh, mệt mỏi, ho, hụt hơi hoặc khó thở, đau đầu, đau họng, đau cơ hoặc đau cả người, mất vị giác và khứu giác…

Mọi người cẩn thận và chú ý quan sát, theo dõi bệnh tình để điều trị kịp thời đúng bệnh nha. Nhìn triệu chứng cứ hao hao nhau í 😞

4. Phòng ngừa bệnh và chuẩn bị gì cho gia đình vào mùa này?

Cẩn trọng dịch 'kép': sốt xuất huyết, Covid-19 và bệnh mùa Thu Đông | Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

– Đi đến hoặc liên hệ ngay các cơ sở y tế để được xác định rõ bệnh gì và kịp thời điều trị. Không nên tự ý chẩn đoán và điều trị bệnh tại nhà.

– Luôn 5K phòng chống Covid khi đi ra đường.

– Trong tủ thuốc gia đình thì mình luôn thủ mấy món sau: khẩu trang, rửa tay kháng khuẩn, Vitamin C dạng sủi tăng đề kháng, thuốc nhỏ mắt, chai rửa mũi, thuốc hạ sốt, chai xịt chống muỗi Remos cho cả nhà xài hàng ngày, thuốc bôi trị côn trùng cắn (cái này cần mua sẵn vì mùa này kiến ba khoang cũng bay vào nhà, con này gây viêm và bỏng da rất nguy hiểm nha mọi người).

– Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, mở cửa sổ đón nắng vào nhà, không để nhà ẩm thấp vừa phòng chống SXH, vừa ngừa Covid nha các mẹ ơi.

Trên là một số điều mà mình đã thu thập được, nếu cả nhà có thông tin gì hữu ích thì chia sẻ thêm với mình nha. Chúc cả nhà luôn khỏe mạnh!

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X