‘Mỗi tháng mất 10 cây bút, may mẹ là giáo viên nên đỡ tốn tiền’, bài văn lớp 4 khiến triệu phụ huynh đồng cảm

Đặc biệt là khi trẻ có thói quen làm mất đồ đạc, dụng cụ học tập. Việc nhắc nhở con đã rất mệt mỏi, chưa kể đến lúc cần học cụ lại không có, rồi tốn tiền. Có lẽ cũng thấu hiểu nỗi lòng cha mẹ, một bé trai ở Hà Nội đã mạnh dạn

Đặc biệt là khi trẻ có thói quen làm mất đồ đạc, dụng cụ học tập. Việc nhắc nhở con đã rất mệt mỏi, chưa kể đến lúc cần học cụ lại không có, rồi tốn tiền. Có lẽ cũng thấu hiểu nỗi lòng cha mẹ, một bé trai ở Hà Nội đã mạnh dạn tự thú về thói quen mỗi tháng làm mất 10 cây bút của mình trong bài tập làm văn …. tả cây bút mực.

Câu chốt hạ khiến dân tình ôm bụng cười

Đó là cậu bé tên K.N., học lớp 4, ở Hà Nội. Cậu nhóc cho biết chẳng những mỗi tháng làm mất 10 cây bút mà cây bút gắn bó lâu nhất cũng chỉ 2 tuần. Bên cạnh việc miêu tả cây bút mực mẹ mới mua được 2 ngày đã mất nắp thì cậu nhóc còn chốt hạ bằng một lời an ủi đi vào lòng người:

May mà mẹ em làm giáo viên, có dạy học ở nhà nên mỗi hôm em cũng nhặt được gần chục cái bút sau giờ học. Nhờ đó mà mẹ em đỡ tốn tiền mua bút.

Rõ ràng dù là giáo viên nhưng mẹ K.N. cũng đau đầu vì việc con có thói quen làm mất đồ. Trên thực tế, đứa trẻ nào cũng sẽ như vậy khi vào cấp 1, dù có nói cũng vô ích. Các bà mẹ cũng than trời về vấn đề này:

Đi học hộp bút chì 20 cái không còn cái nào nhưng nắp phải có 30 cái. Lúc đi học hộp bút full topping: 3 bút chì, 1 tẩy, 1 thước…Chiều về hộp bút chẳng còn gì, đã thế còn vỡ làm đôi. Sáng đi học đưa cho cục tẩy mới tinh to bằng 2 đốt ngón tay màu trắng, chiều về chỉ còn viên tẩy bé bằng hạt đỗ nhưng màu xanh

Mẹ luôn miệng nhắc dùng xong cái nào là cất vào hộp bút ngay, cuối buổi từ từ cất sách vở, kiểm tra xem quên gì không mà cứ đi học về là con bảo mất bút viết, thước kẻ, có hôm đánh mất cả áo khoác. Hỏi con trả lời “không biết”. Bực không thể chịu được!”

Con mình năm nay bắt đầu vào lớp 1. Đi lớp ngày nào cũng bị mất đồ, hôm thì mất bút, hôm mất thước, mất phấn. Bút sáp màu thì cái mất, cái gãy, không còn cái nào nguyên vẹn. Hỏi con thì con bảo bạn trai ngồi bên cạnh lấy đồ của con và ném đi, tìm không thấy.

Mình có đứa cháu mới học lớp 1 cũng thế. Đi học về cũng mất bút mất bảng. Lúc đầu là nó cho bạn. Sau thì hỏi nó kêu bạn lấy.

Các nhà tâm lý học cho rằng đó là do trẻ ở độ tuổi này quan tâm đến rất nhiều thứ, rất tò mò và hoàn toàn không tập trung vào những việc này. Vì vậy, khi cha mẹ gặp phải những đứa trẻ như thế này, hãy dùng “sách lược” để dạy con:

1. Hình thành thói quen hàng ngày

Một quy trình cố định giống như việc lặp đi lặp lại liên tục, có thể khắc sâu bộ nhớ và trở thành thói quen. Chẳng hạn như làm bài tập về nhà vào thời gian quy định mỗi tối, sau khi hoàn thành bài tập về nhà, trẻ sẽ cất vở, văn phòng phẩm, sách giáo khoa và cặp sách theo thứ tự cố định. Sau khi dần hình thành thói quen, nó trở thành một hành động vô thức, bé sẽ tự tay thu dọn đồ đạc, không sót đồ nữa.

2. Lập danh sách để nhắc nhở trẻ

Trên bàn làm việc hoặc hộp bút chì, hãy dán một danh sách rõ ràng cho trẻ để nhắc trẻ nhớ những gì trẻ cần làm mỗi ngày. Hoặc dán bảng kiểm tra trước cửa nhà, yêu cầu bé suy nghĩ xem trước khi đi học hàng ngày có quên mang theo đồ không. Bảng kiểm tra đồ đạc này cũng có thể dán bên ngoài cặp để nhắc trẻ nhớ.

3. Vị trí cố định

Hãy phân loại và cất giữ từng loại đồ, để những đồ giống nhau vào cùng một chỗ thay vì vứt bỏ lung tung. Mẹ có thể dùng một số hộp có dán nhãn để cho đồ dùng của trẻ, và tự nhiên bé sẽ biết cất đồ ở đâu và tìm chúng khi cần.

4. Chịu trách nhiệm về đồ bị mất

Bất cứ khi nào bọn trẻ làm mất thứ gì đó, hoặc quên mất những gì trong trường, người khắc phục nó luôn là cha mẹ. Nhưng để trẻ có trí nhớ lâu, trẻ phải chịu trách nhiệm về việc mất đồ, nếu không sẽ không bao giờ nhớ được. Ví dụ, nếu thiếu văn phòng phẩm, con tiết kiệm tiền để mua một cái mới. Cha mẹ đừng lúc nào cũng vội vàng sửa lỗi cho con mà hãy biến mọi việc trở nên ý nghĩa hơn.

5. Giữ bình tĩnh

Lần sau khi mua thêm chục cây bút, chục chiếc tẩy mới, hãy giữ bản thân bình tĩnh, dù việc này không dễ dàng. Dù sao thì đứa trẻ cũng đang trong giai đoạn trưởng thành dần, việc khiển trách sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy buồn hơn, thậm chí là sẽ làm mất đồ hết lần này đến lần khác. Tốt hơn hết bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa trẻ hay làm mất đồ đạc và để trẻ hình thành những thói quen tốt, theo thời gian trẻ sẽ ngày càng trở nên ngăn nắp hơn.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X