Mới một con ai cũng xui đẻ thêm, đẻ con ra rồi mới biết một mình ôm hết, không ai đỡ đần

Không phải ai muốn làm tập haicũng có thể quyết định cái rụp ngay chỉ trong một nốt nhạc. Có rất nhiều điều phải đắn đo, từ vấn đề sức khỏe đến tài chính, người phụ việc… Bởi vậy không phải cứ nghe người nhà giục sinh con thêm sinh con thứ hai là phải

Không phải ai muốn làm tập haicũng có thể quyết định cái rụp ngay chỉ trong một nốt nhạc. Có rất nhiều điều phải đắn đo, từ vấn đề sức khỏe đến tài chính, người phụ việc… Bởi vậy không phải cứ nghe người nhà giục sinh con thêm sinh con thứ hai là phải nghe theo mà không suy xét thiệt hơn các mẹ ạ. Chiều tối qua, em đưa con sang nhà hàng xóm chơi, chứng kiến cảnh nhà con nheo nhóc thấy cũng oải ghê các mẹ ạ.

Mẹ chồng mắng con dâu vì biếu tiền mẹ đẻ ốm, cô cười: Mẹ dám thề

Con bé Thanh (tên nhân vật đã được đổi) là bạn của thằng em họ em. Dun dủi sao giờ là hàng xóm nhà em. Nó mới sinh đứa thứ hai được 2 tháng. Đứa đầu năm nay 2 tuổi, trạc tuổi con nhà em. Mẹ nào có con nhỏ chắc biết, ở tuổi này bé rất khó dạy, ương bướng mà phá kinh khủng. Khi thằng lớn nghịch té thì con bé nhỏ trong nhà khóc, Thanh nó quay qua nhờ mẹ chồng bế đứa nhỏ để nó ra lấy đồ tắm rửa cho đứa lớn vì mình mẩy dính bùn đất hết trơn.

Nhưng mẹ chồng nó từ chối, bảo là bà phải chuẩn bị đồ đi ăn giỗ họ hàng ở làng bên. Bà qua bên đó rồi ngủ nhà họ hàng, hai hôm sau mới về được. Thế là con bé Thanh phải một mình vật lộn với hai đứa con mà đứa con nhỏ thì còn quá bé để có thể buông tay tranh thủ làm việc đấy. Nếu không có em sang chơi, phụ giúp đôi ba việc thật không biết nó xoay sở làm sao. Lúc em chuẩn bị về, nó cảm ơn rồi mắt cứ ươn ướt bảo “Em bị mẹ chồng giục phải sinh đứa nữa. Vậy mà sinh ra thì mọi chuyện mình em gánh hết. Chồng không phụ mà mẹ chồng ở chung nhà cũng không. Em khổ quá chị ơi”.

Vừa nói xong thì ông bố chồng ở đâu lù lù ra nhà ngoài. Ông có vẻ nghe hết những lời con Thanh nó nói nên bảo “Nhà này ép cô sinh con à? Cô không biết làm mẹ thì cũng đừng đổ lỗi cho chúng tôi chứ. Cô sinh đứa con đầu tôi cũng bồng bế, chơi đùa với nó. Tôi cũng nuôi nấng nó trong cái nhà này. Thử hỏi khi lớn lên, nó báo hiếu tôi hay với cô, với vợ chồng cô mà ở đây than vãn”.

Nghe ông bố chồng nó nói thật sự em cũng thấy buồn giùm nó luôn. Dù gì con dâu mình cũng mới sinh. Bà nội thì vắng nhà không giúp được rồi, ít ra cũng nghe được lời tử tế chứ chưa nói là phụ giúp gì. Đằng này chỉ nghe lời xéo xắt. Nhưng thật sự không trách ông được. Suy cho cùng trách nhiệm nuôi con vẫn là cha mẹ, mình đâu thể cứ dựa dẫm ông bà quá nhiều. Nếu đặt trường hợp nhà chỉ có hai vợ chồng, bố mẹ ở xa không thể lên giúp thì cũng phải tự xoay sở thôi chứ biết sao.

Nhưng qua chuyện này cũng thấy được một điều chuyện sinh thêm con phải được quyết định sau khi cân nhắc rất kỹ lưỡng nhiều yếu tố. Không nên sinh con vì bên nội hối thúc hoặc vì ai đó vui miệng sang nhà chơi rồi giục sinh con thêm cho vui nhà vui cửa.

Nếu thật sự người mẹ muốn sinh thêm con thì phải cân nhắc trước hết 3 điều này:

Sau khi sinh sức hồi phục của mẹ có tốt không?

Việc sinh thêm con thứ hai là một điều tốt. Trong tương lai, bố mẹ sẽ có những hai đứa con báo hiếu. Bản thân các con cũng có anh có em, có nơi nương tựa, đỡ đần lẫn nhau. Nhưng trước mắt, sức khỏe người mẹ phải được đặt lên trên cùng. Nếu mẹ sau lần sinh đầu hồi phục tốt thì thường sau 1 năm đã có thể mang thai và sinh nở hoặc thậm chí có người dưới 1 năm. Tuy nhiên, đó là trường hợp sinh thường. Còn sinh mổ, mẹ phải đợi thêm ít nhất 2-3 năm để vết thương lành hẳn và tránh tổn thương đến tử cung.

Nếu đảm bảo điều kiện sức khỏe của người mẹ ổn định, việc sinh con thứ hai chỉ là vấn đề từ phía hai vợ chồng mà không cần phải đợi ai đó thúc ép. Còn nếu chưa sẵn sàng để đủ sức khỏe sinh thêm thì phải hết sức cân nhắc bởi mang thai và sinh nở không phải chuyện dễ dàng, vẫn có không ít bất trắc xảy ra.

Muốn sinh con thứ hai, mẹ chớ dại chọn những thời điểm này - Em Đẹp

Tình hình tài chính của gia đình có đủ vững?

Không còn nữa cái thời “trời sinh voi sinh cỏ”, cuộc sống của thời hiện đại phải chịu áp lực từ rất nhiều nguồn chi phí. Đối với các gia đình nuôi con nhỏ thậm chí áp lực này còn gấp đôi, gấp ba. Nếu gia đình muốn sinh con thứ hai, trước hết hãy tính đến bài toán kinh tế gia đình trong trường hợp thêm một thành viên nữa. Nếu đủ chi trả cho mọi chi phí sinh hoạt lẫn nuôi con ăn học mà không cảm thấy chật vật xoay sở đủ đường thì hãy tính đến. Còn không chuyện sinh thêm con mà chưa kịp chuẩn bị tài chính dồi dào có thể gây ra cơn địa chấn thật sự đối với gia đình nhỏ.

Khi tính đến chuyện nuôi con, không nên chỉ tính trên tiền lương và tiền tiết kiệm của vợ chồng mà còn xem xét tình huống nếu người mẹ sinh xong không thể đi làm trở lại như trước và buộc phải trở thành bà mẹ toàn thời gian. Khi tình huống này xảy ra mà vẫn không làm lung lay nguồn tài chính dồi dào của gia đình thì chuyện sinh thêm con sẽ là tin vui.

Nếu đã quyết sinh con với khả năng tài chính đủ ổn định, bố mẹ nên tính càng sớm càng tốt. Hai đứa trẻ không có khoảng cách thế hệ lớn sẽ dễ hòa hợp, làm bạn với nhau hơn. Bản thân mẹ cũng nhân thời gian này chăm sóc hai đứa nhỏ cùng lúc trước khi trở lại toàn tâm với công việc, sự nghiệp. Lưu ý, khi tính đến tài chính sinh con, hãy nhớ những khoản chi này: Phí khám thai, thuốc dưỡng thai, sữa bầu, tiền viện phí sinh con, sữa cho bé, tã bỉm, thực phẩm thuốc men cho mẹ sau sinh… Nhiêu đây mới chỉ là giai đoạn sơ khởi cho việc mang thai và sinh nở. Còn chuyện nuôi một đứa con đến lúc trưởng thành là cả một chặng đường dài tít tắp phía trước.

Sinh con thứ hai, có người nào đáng tin cậy để đỡ đần khi con còn nhỏ không?

Khi một người mẹ sinh luôn phải có người bên cạnh giúp đỡ. Nếu đặt vấn đề sinh con thứ hai thì mẹ phải tính đến điều này vì có thể con đầu vẫn còn rất nhỏ và cần có người chăm sóc, không chỉ riêng gì mẹ. Giống như chuyện nhà hàng xóm đã kể ở trên. Mẹ chồng suốt ngày giục con dâu sinh thêm con thứ hai, đẻ xong rồi nghỉ cho khỏe. Nhưng khi đứa trẻ ra đời thì trách nhiệm người mẹ vẫn phải gánh, chẳng thể buộc ai phải giúp đỡ nếu họ thật sự không sẵn sàng.

Do đó, khi muốn sinh thêm con, phải tính luôn chuyện ai là người phù hợp để bên cạnh mẹ trong lúc sinh nở và nuôi con nhỏ. Nếu chưa tìm được người phù hợp thì khó có thể theo đúng kế hoạch ban đầu. Cần phải nói luôn người mẹ có thể phải đi làm trở lại sau thời gian nghỉ thai sản. Nếu không lường trước tình huống con khó, con ốm yếu, hay đau bệnh, mẹ không tìm được người trông nom thì mọi việc sẽ rối tung.

Làm mẹ ở Việt Nam là khổ nhất?

Các mẹ ơi, nhà các mẹ đang con một, có ai đang bị giục sinh thêm nữa không? Chia sẻ với các mẹ ở đây để đỡ tủi thân đi nào!

BÀI LIÊN QUAN
X