Mẹ ép con ngủ trưa suốt 2 năm, bác sĩ lắc đầu ngao ngán khi nhìn chiều cao của đứa trẻ

Cô Điền có một cậu con trai tương đối nghịch ngợm. Đến giờ ngủ trưa, cậu bé vẫn mải chơi đủ thứ không chịu lên giường đi ngủ. Cô cho rằng nếu con không chịu ngủ trưa thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Do đó, người mẹ đã nghĩ ra đủ

Cô Điền có một cậu con trai tương đối nghịch ngợm. Đến giờ ngủ trưa, cậu bé vẫn mải chơi đủ thứ không chịu lên giường đi ngủ. Cô cho rằng nếu con không chịu ngủ trưa thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Do đó, người mẹ đã nghĩ ra đủ cách để khiến đứa trẻ ngoan ngoãn đi ngủ.

Cô Điền quyết định cho con thức khuya, sáng gọi dậy sớm để đứa trẻ cảm thấy buồn ngủ vào buổi trưa. Cách này đúng là đã phát huy hiệu quả.

ngu-trua-02

Người mẹ đã áp dụng phương pháp trên trong suốt 2 năm. Đến một ngày, cô nhận thấy con mình thấp hơn bạn bè đồng chưa lứa rất nhiều nên vội vàng đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Khi đó, bác sĩ nói: “Giấc ngủ trưa là để trẻ có năng lượng học tập, vui chơi chứ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Chỉ khi trẻ có giấc ngủ sâu vào ban đêm thì cơ thể mới tiết ra hormone tăng trưởng để thúc đẩy chiều cao phát triển”.

Cuối cùng, người mẹ vô cùng hối hận vì phương pháp nuôi dạy con của mình. Việc thường xuyên bắt đứa trẻ thức khuya, dậy sớm để ngủ trưa đã làm chiều cao của bé bị “tổn thất” nghiêm trọng.

Nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ trưa chỉ cần thiết với trẻ dưới 2 tuổi. Sau độ tuổi này, trẻ có thể tự điều chỉnh giấc ngủ của mình.

Các nhà khoa học không đề xuất việc bắt trẻ phải ngủ trưa khi bé trên 2 tuổi. Sau độ tuổi này, trẻ ngủ nhiều nhất vào ban đêm. Trẻ từ 3-5 tuổi cần ngủ từ 10-13 giờ/đêm. Do đó, việc ngủ trưa nhiều có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ vào ban đêm.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X