F0 tại nhà làm gì khi sốt cao, khó thở…? BS nhấn mạnh 1 điều tuyệt đối không nên làm

Hiện nay, do số ca mắc mới đang tăng từng ngày, hệ thống y tế quá tải nên việc cho F0 triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng cách ly, điều trị tại nhà là rất thiết thực. Tuy nhiên, trong quá tringh cách ly, điều trị tại nhà, sẽ không tránh khỏi những trường

Hiện nay, do số ca mắc mới đang tăng từng ngày, hệ thống y tế quá tải nên việc cho F0 triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng cách ly, điều trị tại nhà là rất thiết thực.

Tuy nhiên, trong quá tringh cách ly, điều trị tại nhà, sẽ không tránh khỏi những trường hợp đột xuất, ví dụ F0 trở nặng hoặc có những biểu hiện bất thường.

Theo PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh – Giám đốc Trung tâm Y học Gia đình & Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các bệnh nhân COVID-19 khi điều trị tại nhà có thể gặp một số tình huống phát sinh như sốt cao, khó thở, chỉ số SPO2 giảm, tiêu chảy, căng thẳng tâm lý…

Những lúc này, bệnh nhân nên bình tĩnh ứng phó với các tình huống. Nếu các tình trạng không thuyên giảm cần ngay lập tức báo cho các bác sĩ điều trị để được cấp cứu kịp thời.

7

Theo PGS Khanh, những ngày đầu, sốt sẽ tăng dần lên. Nếu nhiệt độ trên 37 độ (đo nhiệt kế cặp ở nách) được coi là sốt. Người bệnh nên mặc đồ thoáng, mở cửa sổ cho thông thoáng nhưng tránh bị nhiễm lạnh, uống nhiều nước và thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ từ 38,5 độ trở lên.

Người bệnh cần theo dõi các chỉ số khác như huyết áp, nhịp thở, SPO2.

Một vấn đề khác, tiêu hoá của người bệnh F0 cũng khá kém nên có thể gặp tình trạng tiêu chảy. Lúc này nên báo với người thân để lưu ý chọn thức ăn và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Nếu có tình trạng đau tức ngực bất thường, không nên cố thủ ở nhà mà nên báo với nhân viên y tế để được chuyển đến trung tâm y tế điều trị kịp thời.

Việc tập thở cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. Có rất nhiều phương pháp tập thở nhưng tập thở chúm môi hoặc tập thở cơ hoành là tốt nhất.

– Thở chúm môi: Hít vào từ từ bằng mũi, chúm miệng thở ra từ từ cho tới hết khả năng.

– Thở cơ hoành: Hít vào từ từ bằng mũi đồng thời bụng phình lên, thở ra bằng miệng thật chậm cho tới khi bụng xẹp xuống.

Mỗi lần tập từ 5 – 10 nhịp, càng tập nhiều lần trong ngày càng tốt.

Trong một vài nhịp thở đầu tiên, một số người có thể gặp tình trạng chóng mặt nhưng sau một vài nhịp thở tiếp theo, tình trạng này sẽ biến mất.

Thêm vào đó, bệnh nhân không nên vào tìm hiểu các thông tin quá tiêu cực như số ca nhiễm mới trong ngày. Việc làm này khiến bệnh nhân lo lắng, hốt hoảng nên không tốt cho sức khoẻ người bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo bệnh nhân nên tập thiền hoặc làm những việc mình yêu thích để có thể tăng thêm sức khoẻ và vượt qua được giai đoạn điều trị COVID-19.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X