Đừng cho mình quyền phán xét một đứa trẻ khi bạn không phải cha mẹ của bé

Tôi trống rỗng khi bước ra khỏi đó với những gì vừa xảy ra. Tự hỏi những ánh mắt kia phán xét kia đang làm gì với một đứa trẻ. Tôi có cậu con trai 6 tuổi. Bé chưa phải là đứa trẻ ngoan, ít nhất là trong não trạng của nhiều người hoặc ai

Tôi trống rỗng khi bước ra khỏi đó với những gì vừa xảy ra. Tự hỏi những ánh mắt kia phán xét kia đang làm gì với một đứa trẻ.

Tôi có cậu con trai 6 tuổi. Bé chưa phải là đứa trẻ ngoan, ít nhất là trong não trạng của nhiều người hoặc ai đó tự cho mình quyền phán xét một đứa trẻ như đúng rồi.

Con tôi rất nghịch và quậy, thậm chí có khi còn phiền đến hàng xóm và người nhà. Tôi hoàn toàn làm chủ tầm quan sát của mình. Tôi cũng không cho rằng con mình còn bé mà viện cớ “trẻ con biết gì” để cho qua mọi chuyện.

Mỗi ngày, tôi vẫn đang cố gắng để uốn nắn con mình, giúp bé hành xử đúng mực bởi hơn ai hết, chẳng người mẹ nào muốn con trai mình lớn lên hư hỏng, là kẻ phá làng phá xóm. Nhưng những con mắt “như ăn tươi nuốt sống” một đứa trẻ lại khiến tôi nổi giận.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tôi đã từng nổi điên, dùng roi đòn để trừng phạt con trai mình khi bé sai. Nhưng mỗi lần như thế tôi càng nhận ra rằng con ngày một lầm lì và ương bướng hơn, thậm chí chai đòn. Tôi bất lực và âu lo, chợt hoài nghi những gì mình đang làm có vẻ đã sai, sai quá.

Rồi một ngày, tôi đọc được câu chuyện của bà mẹ nọ. Con chị cũng là đứa trẻ chưa ngoan. Mỗi khi bé nổi cơn phá phách, chống đối, người mẹ ấy không vội trừng mắt, quát tháo mà chỉ nhẹ nhàng ngồi xuống ngang với tầm mắt con mình và hỏi vì sao.

Sau những câu hỏi vì sao của người mẹ luôn là tiếng xin lỗi lí nhí của đứa trẻ biết nhìn ra lỗi. Và người mẹ ấy tràn trề hy vọng ngày con mình sẽ thay đổi.

Tôi từng hoài nghi những cách dạy con sến súa ấy bởi tôi khá sỗ sàng và mất kiên nhẫn. Nhưng tôi không có lựa chọn nào hơn cho một gợi ý tuyệt vời đến vậy. Thế là tôi đã bắt chước, dù gượng gạo.

Tôi cố kiềm chế cơn giận của mình mỗi khi con hư để ngồi xuống ngang tầm mắt con và hỏi những câu hỏi vì sao “Vì sao con nói bậy?”, “Vì sao con đánh bạn?”, “Vì sao mẹ gọi mà con không trả lời”, “Vì sao con khóc?”…

Mỗi lần như thế tôi đều được nghe con giãi bày và tôi biết khi nào con chịu oan ức, khi nào con đã thật sự sai lỗi. Nhờ đó, tôi trở thành bà mẹ phán xử công bằng trong mắt con và tự tin hơn với lựa chọn của mình. Con trai tôi cũng đáng yêu dần lên dù sự nghịch ngợm và ương bướng vẫn còn đó.

Cha mẹ thế nào sẽ sinh con xuất sắc? | Báo Dân trí

Một ngày gần đây, tôi sang nhà cậu em chồng chơi. Khi trong nhà có một đứa trẻ 11 tháng tuổi chưa bao giờ được thả xuống sàn cho lăn lê bò trườn vì sợ dơ thì bọn trẻ nhà tôi chỉ còn cách ra ngoài chơi. Lúc này, con trai tôi không tìm thấy đôi dép của mình đâu cả.

Chẳng nói chẳng rằng, nó đùng đùng từ sân quay vào nhà, nhăn nhó rồi tung một cú đá. Phịch! Một chiếc dép bị hất tung vào giữa nhà khi có cậu mợ nó đang ngồi. Ngay lập tức cậu mợ nó trừng mắt, rồi trong cơn giận liên tục thốt ra những từ “Thằng này hỗn láo, mất dạy, càng ngày càng không ai dạy được, đồ hư thân”.

Tôi ngoái lại, nhìn những ánh mắt nổi đóa, hăm dọa. Đã hơn một lần, mỗi khi con quậy phá, nghịch đùa, chưa vâng lời đều nhận lại những câu như búa bổ “hư”, “mất dạy”, “thằng này điên” và mỗi lần như thế con tôi càng trổ ương bướng, chống đối chứ chẳng thể nhận ra lỗi của mình.

Lần này, rõ ràng con tôi sai nhưng tôi cũng đã phải hoãn lại cơn thịnh nộ của mình, gọi con lại và hỏi:

“Tại sao con lại làm vậy? Con có biết người lớn đang ngồi trong nhà không?”

Con vừa khóc vừa đáp:

“Chị hai không mang dép chị mà lấy dép của con. Con nói đưa lại mà không đưa, con tức”.

Tôi đã nghe, đã biết vì sao con lại hành động như vậy và dựa vào đó để giải thích cho con hiểu nó đã sai ở đâu. Sau khi hiểu chuyện, con vòng tay xin lỗi, gạt nước mắt.

Đương nhiên tôi sẽ phạt con nhưng không phải trước mặt đông người chỉ để chứng tỏ cho người khác thấy tôi là bà mẹ không nuông chiều hay bênh vực con. Tôi có cách phạt con của mình và cách đó không thể đánh đổi bằng sự nhục mạ một đứa trẻ trước đám đông háo hức chờ đợi sự trừng trị.

Những cái liếc mắt, trừng trợn của người lớn khi trẻ con làm sai có thể mang sức nặng răn đe nhưng nếu đó là ánh mắt gán tội, gắn mác lên đứa trẻ thì tôi chưa bao giờ thỏa hiệp.

Hãy ngừng ngay việc phán xét trẻ khi bạn không phải là cha mẹ ...

Đừng cảm thấy buồn và nổi giận khi con bạn chưa ngoan như con người ta. Chẳng phải đứa trẻ nào sinh ra cũng đều ngoan ngoãn, nói 1 nghe 1, nói 2 nghe 2. Bạn có thể là cha mẹ của những đứa trẻ tính khí ương bướng, khó trị và thậm chí nổi loạn.

Điều đó khiến bạn lắm lúc cảm thấy bất lực, thậm chí thèm khát con mình ngoan được 1 phần 10 con người ta. Nhưng hãy ngưng so sánh và đừng bỏ cuộc. Hãy học cách lắng nghe con để được cơ hội nhìn ở góc độ của bé mà đánh giá.

Hãy đón nhận con như con vốn là để tìm cách để dạy con hành xử, suy nghĩ và sống với cá tính của mình. Tiếc thay, có những người lớn luôn tự cho mình quyền phán xét một đứa trẻ với những từ ngữ nặng nề “mất dạy”, “hư thân”, “lì lợm”.

Thậm chí nhiều người còn phán luôn cả tương lai đứa trẻ sẽ thành tên này, tên nọ với những câu như “Mới nhỏ mà ngang bướng, khó dạy như vậy lớn lên rồi không trộm cướp cũng hư người”.

Bản thân tôi đã từng nghe một bà chị có 2 con gái mỉa rằng “Đẻ con trai có gì hay mà đua đẻ. Con trai lớn rồi cũng phá làng, phá xóm. Con gái ngoan ngoãn, dễ bảo, dễ dạy chẳng sướng hơn sao”.

Cứ như thế, người lớn luôn nhìn vào giới tính hay tính cách của đứa trẻ mà phán xét nó “hư” hay bình luận nó “ngoan”. Thậm chí còn dựa luôn vào đặc điểm ngoại hình “xấu”, “đẹp”, “còi”, “béo”, “lé”, “ngọng”… để gọi tên một đứa trẻ mà không nhận ra rằng mình đang dùng bạo lực ngôn ngữ để đối xử với nó.

Mắng gì thì mắng, bố mẹ nhất định phải tránh những câu nói này bởi ...

Từ hôm nay, khi mọi người càng cố gán ghép con tôi “hư” tôi càng sáng suốt để hạn chế dùng lại những từ ngữ đó áp lên con mình. Đâu đó tôi từng đọc thấy rằng nếu một đứa trẻ được gọi là “hư thân”, “biếng nhác”, “vô dụng”… thì dù có không như vậy nó cũng dần dà trở nên như vậy.

Với tôi, phán xét bừa một đứa trẻ thông qua bạo lực ngôn ngữ là thứ có thể phá hủy cuộc đời của đứa trẻ đó. Vì vậy, mong rằng đừng ai trong người lớn chúng ta tự cho mình cái quyền phán xét một đứa trẻ, nhất là khi bạn không phải là cha mẹ để đủ kiên nhẫn từng ngày sửa dạy con mình.

Cây muốn đẹp phải được uốn. Mỗi đứa trẻ còn cả chặng đường để nhận ra đúng sai mà hình thành nhân cách. Chúng cần có cơ hội để thoát xác chứ không phải bị đóng khuôn trong một cái mác mà ai đó tự quyền phán xét.

BÀI LIÊN QUAN
X