Đẻ xong mẹ nên làm ngay 10 việc này để con LỚN NHANH, mẹ không lo HẬU SẢN

Sau khi em bé cất tiếng khóc chào đời không phải là ca sinh nở của bạn đã hoàn toàn “mẹ tròn con vuông” bởi thực tế đã có rất nhiều nguy cơ xấu xảy ra với mẹ và bé trong vòng 24 giờ đầu sau sinh như băng huyết, táo bón, trĩ, bí tiểu…

Sau khi em bé cất tiếng khóc chào đời không phải là ca sinh nở của bạn đã hoàn toàn “mẹ tròn con vuông” bởi thực tế đã có rất nhiều nguy cơ xấu xảy ra với mẹ và bé trong vòng 24 giờ đầu sau sinh như băng huyết, táo bón, trĩ, bí tiểu… Và để phòng tránh những nguy cơ này, mẹ nhất định phải làm những việc dưới đây:

1_181435Những việc mẹ phải làm ngay sau 24h sinh con:

Quan sát tình trạng băng huyết

Theo thống kê có khoảng 6% sản phụ bị băng huyết nặng nề sau sinh do sinh con quá lớn, bị chứng nhau tiền đạo hoặc có quá trình sinh nở quá dài và nhiều lý do khác. Thông thường, phụ nữ sẽ bị chảy máu trong khoảng 1-2 tuần sau sinh và càng dần máu càng ra ít hơn nhưng nếu sản phụ nhận thấy tình trạng ra máu quá nhiều, màu đỏ tươi thì rất có thể đã bị băng huyết.

Trong ngày đầu sau sinh, sức khỏe sản phụ còn khá yếu nên có thể không để ý đến sản dịch và nếu bị băng huyết cũng không biết, dẫn đến tình trạng mất nhiều máu, ngất lịm đi mà không biết. Vì vậy trong ngày đầu sau sinh, mẹ cần nhắc nhở người nhà để ý đến chính bản thân mình. Nếu có sức khỏe, bạn cũng cần chú ý theo dõi lượng sản dịch để không xảy ra nguy cơ xấu.

Ăn nhiều rau để tránh táo bón

Rau có nhiều chất xơ và rất có lợi cho việc trị chứng táo bón sau sinh. Bạn không nên quá kiêng khem và hạn chế ăn rau, vừa gây thiếu chất vừa khiến phân bị vón cục và “tắc” ở trong ruột.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Sinh ra một đứa trẻ không phải là việc dễ dàng với cả sản phụ đẻ thường hay đẻ mổ. Nếu sinh thường, mẹ sẽ mất khá nhiều sức lực do phải chịu đựng những cơn đau chuyển dạ, còn nếu là đẻ mổ sẽ vô cùng đau đớn do vết rạch sinh con trên bụng.

Vì vậy, việc rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe sau sinh đó là dành thời gian nghỉ ngơi. Người mẹ nên nhờ người thân giúp đỡ việc chăm sóc em bé và tranh thủ ngủ những lúc em bé cũng ngủ để có sức khỏe, nhanh chóng phục hồi sau sinh.

Cho bé bú ngay sau sinh

Nếu bạn đã chọn cách nuôi con bằng sữa mẹ thì việc cần làm đầu tiên là cho con bú càng sớm càng tốt sau sinh. Việc này không chỉ có lợi cho em bé giúp bé nhanh chóng ngậm đúng khớp, gắn kết tình mẹ con mà còn rất tốt cho sức khỏe người mẹ, giúp tử cung co bóp và tống sản dịch ra ngoài nhanh nhất.

Đừng cho rằng sau sinh chưa có sữa thì không cho con bú bởi mẹ cần biết rằng chính việc cho con bú sẽ kích thích nguồn sữa, là cách gọi sữa về nhanh nhất. Bà mẹ cũng nên tận dụng sữa non trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để trẻ sơ sinh được hưởng những lợi ích tối đa.

Mẹ cũng cần chú ý thời gian này nên bổ sung những thực phẩm lợi sữa để có nguồn sữa dồi dào cho con tu ti.

Đi tiểu sớm

Cho dù sinh thường hay sinh mổ thì việc đi vệ sinh lần đầu sau sinh đều là cực hình. Những chấn thương và các loại thuốc gây mê trong khi sinh nở có thể ảnh hưởng đến bàng quang, gây khó khăn trong việc đi tiểu, đặc biệt là với những người bị khâu tầng sinh môn.

Nếu như sinh mổ sẽ được sử dụng ống thông tiểu thì với mẹ sinh thường nên sử dụng vòi hoa sen bật ở chế độ nước nhỏ và xịt trực tiếp vào vùng kín khi đi tiểu. Việc làm này sẽ giúp mẹ đỡ bị đau, xót khi đi vệ sinh trong ngày đầu tiên, đồng thời kích thích mẹ dễ đi tiểu, phòng ngừa nhiễm trùng.

Chế độ ăn

Bà mẹ được ăn cơm ngay sau 2 – 4 giờ sinh thường, các món ăn, cần nấu chín và nóng, tập trung là thịt, trứng với số lượng nhiều hơn bữa ăn hàng ngày, thức ăn đi kèm là rau luộc chín và canh nấu chín có hầm giò heo hoặc thịt bò, thịt gà. Sau mỗi bữa ăn cần tráng miệng trái cây tươi chín như: đu đủ, chuối, thanh long, vú sữa… có thể kèm các loại chè đậu nấu, ăn nóng.

Sau sinh, hiện tượng sản dịch ra mỗi ngày và sẽ giảm dần vào các ngày sau đó. Ngày đầu tiên sau sinh, sản dịch ra nhiều, trung bình thấm 4 – 5 băng vệ sinh, bà mẹ cần thay băng vệ sinh ngay sau khi băng đã thấm sản dịch, không nên băng vệ sinh quá 6 giờ vì điều đó có thể gây chậm liền vết may tầng sinh môn, có thể có nguy cơ làm vi trùng vùng âm đạo phát triển gây nhiễm trùng. Trong thời gian nằm viện, bà mẹ có các nữ hộ sinh chăm sóc rửa vệ sinh âm hộ sáng và chiều.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần phải nhớ những điều dưới đây:

1. Mẹ nhất định phải nghỉ ngơi ít nhất nửa tháng đến một tháng. Trong hai tuần đầu sau sinh, ngoài những chuyện sinh hoạt cơ bản như ăn cơm, vệ sinh cá nhân, những việc nhà khác nên hạn chế làm mà hãy nghỉ ngơi trên giường. Nếu mẹ thường xuyên di chuyển, làm việc thì tử cung sẽ dễ bị sa xuống.

2. Chuẩn bị miếng vải trắng có độ rộng 30-40 cm, có thể quấn tới 12 vòng quanh bụng. Sau khi sinh con, bạn nên gen vùng bụng để tránh bụng xổ ra không đẹp và cũng để phòng chống nội tạng bên trong sa xuống. Tuy nhiên, tuyệt đối không được quấn quá chặt.

3. Dù bạn sinh con trong mùa nào, bạn cũng cần dùng nước ấm lau rửa mỗi khi muốn vệ sinh cá nhân. Nhớ là phải kiêng ngâm mình khi tắm trong thời gian ở cữ, sau một tháng bạn mới có thể ngâm mình tắm bình thường được.

4. Bạn có thể sử dụng sản phẩm dưỡng thể, chăm sóc da mặt, nhưng hãy nhớ đánh răng rửa mặt đều phải dùng nước ấm.

5. Không được gội đầu quá lâu vì làm như thế bạn sẽ dễ bị cảm lạnh. Phải gội nhanh, nhẹ nhàng bằng nước ấm sau đó lau khô tóc ngay.

6. Có thể dùng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng để chườm bụng, lưng và hai bên bẹn. Việc này giúp bạn giảm các cơn đau lưng mỏi gối, đồng thời tăng sức đàn hồi của bắp thịt và da bụng, nhờ đó da bụng bớt nhăn, bụng sẽ nhỏ lại.

7. Trong thời gian này bạn nên để người khác tắm cho con, nếu không bạn sẽ dễ bị đau lưng, chân tay nhức mỏi.

8. Bạn cần được ở nơi yên tĩnh và có môi trường phù hợp. Ánh sáng không được quá gắt, nếu như phòng bạn có quá nhiều ánh sáng chiếu vào thì nên kéo rèm lại.

9. Không được leo cầu thang trong kỳ kinh nguyệt, không nâng vác vật nặng.

10. Không khóc, nếu không mắt bạn sẽ sớm bị lão hóa; không xem ti vi nhiều để mắt có thời gian nghỉ ngơi.

Lời khuyên của thầy thuốc: Trong những ngày đầu bé sinh ra ngủ nhiều hơn thức, điều đó là bình thường, vì hệ thần kinh của bé chưa hoàn thiện. Cần chú ý cho bé bú khi mà sau 2,5 giờ bé chưa bú, để tránh hạ đường huyết.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X