Con gái lớp 4 đi học về mẹ nhìn đỉnh đầu con mà ‘𝚛𝚞𝚗 𝚋ầ𝚗 𝚋ậ𝚝’, lên mang nhờ phụ huynh giúp

“Vị khách lạ” bò lổm ngổm trên đầu Với gia đình chị Hồng (Hà Nội), 2 tuần vừa qua thực sự là cơn ác mộng. Con gái chị năm nay học lớp 4 tại một trường tiểu học ở quận Hoàng Mai. Trong một lần đón con tan học, chị Hồng phát hiện con gãi

“Vị khách lạ” bò lổm ngổm trên đầu

Với gia đình chị Hồng (Hà Nội), 2 tuần vừa qua thực sự là cơn ác mộng. Con gái chị năm nay học lớp 4 tại một trường tiểu học ở quận Hoàng Mai. Trong một lần đón con tan học, chị Hồng phát hiện con gãi đầu xoành xoạch và liên tục than ngứa.

“Tôi cứ ngỡ hôm trước con gội đầu không sạch, còn sót lại xà phòng nên bảo “Tí về mẹ gội đầu lại cho”. Nhưng đi đường con 5 lần 7 lượt đòi gỡ mũ bảo hiểm ra để gãi đầu. Hoảng quá, tôi dừng xe xem con bị làm sao thì bắt ngay được hai con… chấy đang lổm ngổm chui ra từ đường chân tóc”, chị Hồng chia sẻ.

Bà mẹ này cho biết thêm, vì con đã học lớp 4 nên chị cho tự làm các công việc vệ sinh cá nhân, bao gồm gội đầu. Mỗi sáng con chị cũng tự chải tóc, buộc tóc đi học.

Con gái lớp 4 đi học về, mẹ ra đón thì run bần bật khi thấy đỉnh đầu con, cuống cuống lên mạng nhờ các phụ huynh cứu giúp - Ảnh 1.

Con chị Hồng bị chấy. (Ảnh minh họa)

Cũng chính vì con tự lập nên chị Hồng không phát hiện con bị chấy sớm. Sau một hồi điều tra, chị biết được con bị lây từ bạn cùng lớp: “Có lẽ tụi trẻ con ngồi túm tụm, chụm đầu lại với nhau nên mới bị lây. Hỏi ra mới biết không chỉ con tôi mà còn một bé khác nữa cũng bị”.

Thương con ngứa ngáy nên chị Hồng lên mạng “cầu cứu” các phụ huynh khác cách diệt chấy nhanh. Suốt 1 tuần lễ, tối nào chị và bà ngoại cũng xúm vào chải lược bí cho con. Chải xong 3 lượt lại ngồi vạch đầu, tuốt từng tràng chứng chấy bám trên tóc. Chị Hồng cũng đặt mua dầu gội trị chấy cho con, gội đều đặn và thay luôn vỏ gối.

Con gái lớp 4 đi học về, mẹ ra đón thì run bần bật khi thấy đỉnh đầu con, cuống cuống lên mạng nhờ các phụ huynh cứu giúp - Ảnh 2.

Tối nào chị Hồng cũng phải chải chấy cho con. (Ảnh minh họa)

“Con mình bị chấy khá nhiều. Có hôm đang ngồi dạy con học bài, mình thấy 1 con đang bò lổm ngổm ngay đỉnh đầu. Mà con cũng ngứa quá nên không tập trung được. Con cứ vừa viết bài, vừa gãi. Mẹ cũng lo nơm nớp, sợ con gãi thì văng chấy ra người mẹ. Thế là thôi! Bỏ tạm sách vở sang một bên, cả bà cả mẹ vồ lấy đầu con để tuốt chấy.

Mình cũng dặn con: “Đến lớp nói chuyện với các bạn thì được nhưng nghiêm cấm chụm đầu”, chị Hồng hài hước kể lại. Để phòng tránh con lây chấy sang những thành viên khác trong gia đình, chị Hồng còn giặt riêng quần áo của con gái bằng nước nóng và phơi khăn mặt, khăn tắm của con sang một góc riêng.

“Sau 1 tuần “điều trị” thì con mình hết chấy. Nhưng sau đó thì mình lại bị. Chẳng hiểu sao lúc trị chấy cho con đã cẩn thận hết mức mà vẫn bị lây. Chỉ khổ cho mẹ đẻ mình, suốt 2 tuần lễ hết bắt chấy cho cháu lại đến bắt chấy cho con. Nghĩ lại mấy hôm đấy mà hãi quá. Sao trên đời có cái giống ký sinh kinh khủng thế!”, bà mẹ này rùng mình nhớ lại.

Làm thế nào để trẻ không bị lây chấy ở trường học

Không chỉ riêng con chị Hồng mà nhiều đứa trẻ khác cũng bị lây chấy khi đi học. Dù là trẻ nông thôn hay thành thị thì vẫn có nguy cơ lây chấy như thường.

Theo đó, chấy là loại côn trùng hút máu để sống, có kích thước khoảng 2mm với 3 cặp chân có móc dùng để bám vào da đầu và tóc. Chúng sống chủ yếu trên da đầu, con cái thường đẻ từ 5 – 10 trứng/ngày dính trên tóc. Chấy có thể sống sót khoảng 2 ngày, còn trứng chấy có thể tồn tại hơn 10 ngày sau khi rơi vãi ra khỏi môi trường da đầu.

Đón con gái lớp 4 đi học về, mẹ run bần bật khi nhìn thấy đỉnh đầu con, cuống cuống lên mạng nhờ các phụ huynh cứu giúp - Ảnh 3.

Chấy có thể gặp ở người lớn nhưng thường gặp ở trẻ em từ 3 – 12 tuổi. Đối với trẻ nhỏ, do sinh hoạt ở lớp, tiếp xúc gần gũi như ngồi học, ngủ trưa cùng nhau hay sử dụng chung một số đồ dùng như mũ, gối, chăn, bàn chải nên chuyện lây chấy dễ xảy ra.

Chấy da đầu không mang mầm bệnh. Tuy nhiên, bệnh gây ngứa rất dữ dội, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ bị chấy rất dễ bị nhiễm trùng da đầu do trẻ cảm thấy ngứa nên gãi mạnh làm tróc da.

Giải pháp ngăn ngừa lây chấy ở trường học:

– Cho con đi thăm khám tại các cơ sở da liễu uy tín để bác sĩ chẩn đoán tình trạng và kê thuốc trị chấy.

– Tìm hiểu rõ nguyên nhân xem con bị lây nhiễm chấy từ đâu.

– Vệ sinh quần áo, mũ, khăn quàng và chăn màn, gối, giường chiếu sạch sẽ để loại bỏ triệt để chấy và trứng chấy còn bám lại.

– Ngâm lược, bàn chải và buộc tóc trong nước nóng (ít nhất 65 độ C) hoặc dung dịch sát trùng ít nhất 20 phút…

– Dọn dẹp sạch sẽ những khu vực có thể tiếp xúc với tóc, da đầu như ghế, sofa, đầu giường,…

– Thông báo với giáo viên và các phụ huynh khác về tình trạng bị chấy của trẻ trong lớp học để có phương pháp điều trị triệt để. Tuy nhiên cần có sự khéo léo, tránh để trẻ bị tổn thương và xấu hổ với các bạn khác trong lớp.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X