Con dưới 2 tuổi thích ném đồ đạc thì hãy làm điều này, bé không chỉ nghịch đâu mà có lý do cả đấy!

Trẻ nhỏ trong giai đoạn dưới 2 tuổi rất thích khám phá, tìm hiểu các món đồ xung quanh mình. Chính vì vậy, nhiều bà mẹ than thở không hiểu sao con thích ném đồ, quát tháo hay nói nhẹ nhàng bé đều không nghe. Mới đây, chị Phạm Hiền (Mẹ em bé Rofi, sống

Trẻ nhỏ trong giai đoạn dưới 2 tuổi rất thích khám phá, tìm hiểu các món đồ xung quanh mình. Chính vì vậy, nhiều bà mẹ than thở không hiểu sao con thích ném đồ, quát tháo hay nói nhẹ nhàng bé đều không nghe.

Mới đây, chị Phạm Hiền (Mẹ em bé Rofi, sống tại Hà Nội) đã chia sẻ một đoạn clip dạy con cực bổ ích với chủ đề ”Làm sao để bé không ném đồ” thu hút sự quan tâm của các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.

Vì sao trẻ hay cáu gắt ném đồ? Khuyến khích trẻ phát triển thể chất, nhận thức từ hành vi ném đồ

Làm gì khi con thích ném đồ

Theo chị Hiền, thông thường khi thấy con ném đồ, các mẹ sẽ hét lên (con sẽ tưởng là làm như vậy rất vui) hoặc là quát con sao con hư thế, cứ bực mình là ném vậy (bố mẹ đang dán nhãn cho con và con sẽ nghe y nguyên là khi tức giận là sẽ ném đồ). Vậy phải làm thế nào?

Theo bà mẹ 1 con, vấn đề này có thể chia ra làm 2 giai đoạn:

– Trẻ từ 0-2 tuổi, là độ tuổi con thích khám phá, tò mò về mọi thứ, con muốn biết khi ném mọi vật thì chuyện gì sẽ xảy ra. Đây là giai đoạn con rèn luyện kĩ năng cầm nắm nên để con thoải mái khám phá trong môi trường an toàn. Ngoài ra bố mẹ nên dạy con công dụng của từng đồ vật, cái gì có thể ném, cái gì không thể. Ví dụ như bảo con rằng đây là điều khiển tivi, con muốn ném thì mẹ cho con quả bóng, bóng sẽ ném vào rổ nhé.

Bố mẹ không nên cấm cản con quá nhiều trong thời gian này, vì càng cấm cản trong giai đoạn này thì giai đoạn về sau sẽ càng bùng nổ.

– Từ 2 tuổi trở đi thì nhận thức của con đã rất tốt rồi, lúc này con ném đồ do muốn gây sự chú ý hoặc thể hiện cảm xúc của bản thân, bố mẹ hãy làm theo 3 bước sau:

Bước 1: Gọi tên cảm xúc, ví dụ như mẹ hiểu cảm xúc của con lúc này, vì con đang tức giận nên con ném như thế đúng không.

Bước 2: Cho con biết hậu quả và cảm xúc của bố mẹ như thế nào. Ví dụ như con ném điều khiển là không xem được tivi nữa rồi, con ném làm bạn gấu bông đau đấy, mẹ sẽ buồn đấy.

Bước 3: Đưa ra lời khuyên. Ví dụ như nếu con ném đồ chơi thì mẹ sẽ cất đi và con không được chơi trong 1 tuần nữa.

Cuối cùng, nếu mẹ nói con không nghe thì phải kiên quyết ngồi xuống trước mặt con, nhìn thẳng vào mắt bé và nói: “Đồ chơi là để chơi, không phải để ném”.

Con dưới 2 tuổi thích ném đồ đạc thì hãy... kệ, bé không chỉ nghịch đâu mà có lý do cả đấy! - Ảnh 2.Chị Phạm Hiền và con trai.

Chia sẻ thêm về cách dạy con của mình, chị Hiền cho biết khi con được 6 tháng, chị đã áp dụng các cách trên cho bé: ”Mình cho con ném thoải mái, dạy con ném bóng, ném bowling, ném tất vào giỏ. Đấy là giai đoạn con nhạy cảm với việc ném. Trong phương pháp Montessori, trẻ có các giai đọan nhạy cảm.

Đấy là giai đoạn con dễ dàng học 1 thứ nào đó mà không cần phải cố gắng nhiều. Vậy nên theo quan điểm của mình, cứ cho con thoả mãn giai đoạn đó thì sau con sẽ bình thường, còn càng cấm bé sẽ càng bùng nổ trong giai đoạn sau.

Khi thấy con ném đồ không kệ con mà hãy hướng cho bé làm đúng. Dưới 2 tuổi con làm theo bản năng, ném đồ thường do con chưa biết diễn đạt cảm xúc. Thế nên mục đích của những cách làm trên là hướng con đến những điều đúng đắn. Khi con đã thành thạo kỹ năng ném rồi, biết cái gì nên ném, cái gì không thì con sẽ không ném linh tinh nữa.

Nếu biết con cầm điện thoại ném sẽ nguy hiểm thì hãy để điện thoại xa tầm tay của con. Trên 2 tuổi con bắt đầu hiểu chuyện hơn thì lúc đó bố mẹ phải uốn nắn theo cách khác”.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X