Bố mẹ vợ sang ở vài tháng chồng đòi thu tiền ăn, vợ lẳng lặng đưa cho xem cuốn sổ mà khiến anh xanh xám mặt mày

“Thuyền theo lái, gái theo chồng”, tuy thời buổi xã hội hiện đại hơn rất nhiều nhưng vẫn còn có không ít người chồng vẫn mang tư tưởng cô hủ này. Rằng phụ nữ lấy chồng là hết, không được quyền chăm lo cho bố mẹ đẻ, phải toàn tâm chăm sóc gia đình nhà chồng. Ngược

“Thuyền theo lái, gái theo chồng”, tuy thời buổi xã hội hiện đại hơn rất nhiều nhưng vẫn còn có không ít người chồng vẫn mang tư tưởng cô hủ này. Rằng phụ nữ lấy chồng là hết, không được quyền chăm lo cho bố mẹ đẻ, phải toàn tâm chăm sóc gia đình nhà chồng. Ngược lại bản thân họ lại sống hời hợt, chặt chẽ với bố mẹ vợ. Điều này khiến chị em phụ nữ mang nặng cảm giác bức xúc, tủi thân. Giống câu chuyện mới được chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây chẳng hạn.

Câu chuyện như sau: “Không nhắc tới chồng thì thôi, nhắc tới em lại buồn nẫu ruột. Không biết chồng các chị thế nào chứ chồng em ăn ở, đối xử với nhà ngoại chán lắm. Một đằng lúc nào cũng yêu cầu vợ phải chăm lo thật tốt cho bố mẹ chồng song với bố mẹ vợ anh ấy lại thờ ơ, tính toán kinh khủng.

Bố mẹ vợ sang ở vài tháng chồng đòi thu tiền ăn, vợ lẳng lặng đưa cho xem cuốn sổ mà khiến anh xanh xám mặt mày - Ảnh 1.

Chồng em tuy học hành bằng cấp mà tư tưởng bảo thủ. Anh quan niệm phụ nữ lấy chồng là hết. Kiểu như nhà ngoại gả con đi là mất hẳn con ấy. Mỗi lần em muốn về thăm bố mẹ cũng phải nhìn vào sắc mặt của chồng chứ không phải thích là về đâu. Đến bố mẹ ốm, em về chăm anh ấy còn khó chịu ra mặt bảo lấy chồng rồi còn suốt ngày chăm chăm lo cho nhà đẻ.

Hôm vừa rồi anh trai em xây lại nhà, anh ấy gửi bố mẹ sang nhà nhờ em chăm mấy tháng vì nhà cũ đập ra xây bụi bặm, ông bà không có chỗ nghỉ ngơi. Khi nào nhà xây xong, anh chị sẽ sang đón bố mẹ về.

Bố mẹ vợ sang ở cùng được vài ngày thì chồng em bắt đầu phụng phịu, khó chịu ra mặt. Tuy trước mặt nhà em, anh ấy không nói gì nhưng khi chỉ có 2 vợ chồng, anh liên tục càu nhàu rằng tự nhiên lại phải đeo đá, nuôi thêm 2 miệng ăn. Rồi cứ thấy vợ mua hoa quả thuốc men tẩm bổ cho ông bà là anh khó chịu.

Chiều hôm ấy cũng thế, bố ốm, em mua gà ác về nấu cho ông bát canh. Anh đi làm về nhìn thấy cau mặt bảo: ‘Nuôi không bao nhiêu tháng chưa đủ mệt hay sao giờ còn nấu nướng chế độ riêng, chim quay gà hầm suốt ngày thế này, tiền nào lo cho đủ. Nếu cứ ăn uống thế này, em bảo bố mẹ hoặc anh trai em đưa tiền ăn của ông bà cho chúng mình đi. Mình có công chăm là quá đủ rồi’.

Thật sự nghe chồng nói em tức nghẹn cổ. Vừa thương bố mẹ, vừa ức chồng. Từ ngày em với anh ấy lấy nhau, bố mẹ em lo cho 2 đứa đủ thứ vậy mà đổi lại lúc nào anh cũng tính toán thiệt hơn với nhà ngoại. Bực quá em về phòng cầm cuốn sổ ghi chép ra đưa cho chồng bảo: ‘Trước khi tính tiền ăn ở của bố mẹ tôi, anh nên xem lại xem 5 năm họ gả tôi cho anh, họ đã lo cho vợ chồng mình những gì. Cho tôi bao nhiêu tiền của mang về nhà chồng. Ngay cái nhà này anh mua cũng 2/3 là tiền của họ. Để mua xe hơi cho anh đi, tôi vay của bố mẹ gần 200 triệu, giờ còn chưa trả đồng nào. Mỗi lần vợ anh đẻ, bố mẹ cũng cho không ít. Anh tính xem, cộng tất cả những khoản ấy vào đã đủ tiền ăn mấy tháng cho bố mẹ tôi chưa hay là hết phần đời của họ ăn không hết’.

Làm 6 hành động này khi cãi nhau, vợ chồng sẽ nhanh chóng... ra tòa

Lúc ấy em uất quá nói nhiều lắm, bao nhiêu nhín nịn từ trước tới giờ em nói hết. Anh ấy nghe xong im lặng không nói gì. Em đoán anh cũng biết mình sai nên không lớn tiếng được tiếp nữa. Từ hôm sau cũng không thấy nhăn nhó, ý kiến gì về việc em chăm bố mẹ. Nói chung giả sử mà anh còn cằn nhằn thì em cũng ‘chiến’ tiếp, chẳng ngại gì. Nhịn mãi tưởng mình ù ờ. Từ nay em sẽ thực hiện đúng kiểu nội ngoại đôi bên như nhau, có qua có lại không việc gì phải để bố mẹ mình chịu thiệt”.

BÀI LIÊN QUAN
X