Bố mẹ càng “keo kiệt” ở vấn đề này, con cái lớn lên mới biết cư xử, trí thông minh phát triển vượt bậc

Bé Tiểu Thông năm nay 4 tuổi, là một đứa trẻ nghịch ngợm và cực kỳ hiếu động. Bình thường mỗi lần Tiểu Thông được ông bà hoặc bố mẹ dẫn xuống công viên chơi, trên tay cậu bé đều cầm những món đồ chơi khác nhau. Ấy vậy mà, cứ hễ thấy đồ chơi

Bé Tiểu Thông năm nay 4 tuổi, là một đứa trẻ nghịch ngợm và cực kỳ hiếu động. Bình thường mỗi lần Tiểu Thông được ông bà hoặc bố mẹ dẫn xuống công viên chơi, trên tay cậu bé đều cầm những món đồ chơi khác nhau. Ấy vậy mà, cứ hễ thấy đồ chơi của trẻ khác, Tiểu Thông lại chạy đến giằng lấy, không lấy được lại nằm lăn ra ăn vạ khóc lóc.

Vì là cháu đích tôn trong gia đình nên Tiểu Thông được cưng chiều hết mực. Thấy con trai đau khổ quá, lần nào bố của cậu bé cũng đưa con đến cửa hàng đồ chơi để mua thêm đồ chơi mới.

Bố mẹ càng "keo kiệt" ở vấn đề này, con cái lớn lên mới biết cư xử, trí thông minh phát triển vượt bậc - Ảnh 1.

Cứ như vậy, chỉ cần Tiểu Thông muốn, bố mẹ và ông bà đều sẵn lòng mua thêm đồ chơi cho cậu bé. Trong khi đó, đồ chơi ở nhà thì chất đống nhưng món nào Tiểu Thông cũng chỉ chơi được một chút là chán. Có đồ chơi mới, cậu bé có thể hào hứng được nhiều lắm là 3 ngày rồi lại vứt xó.

Tương tự như suy nghĩ của bố mẹ Tiểu Thông, nhiều phụ huynh vì thương con, muốn con có tất cả những gì chúng thích nên không bao giờ tiếc tiền mua đủ loại đồ chơi. Tuy nhiên các nhà tâm lý học cho biết việc sở hữu nhiều đồ chơi quá lại không mang đến tác động tích cực trong quá trình phát triển của trẻ. Lý do vì sao?

Cha mẹ thường mua nhiều đồ chơi cho con thì chúng càng trở nên kém cư xử, không biết trân trọng mọi thứ.

Ví dụ, đối với cậu bé Tiểu Thông. Bố cậu bé luôn đưa con trai đi mua đồ chơi mới nhưng ngày hôm sau, cậu bé vẫn sẽ vồ lấy đồ của người khác. Đứa trẻ biết rằng khi khóc, ngay lập tức sẽ được đưa đi mua một đồ chơi mới và bằng cách khóc, cậu bé có thể nhận được tất cả những gì mình muốn.

Bố mẹ càng "keo kiệt" ở vấn đề này, con cái lớn lên mới biết cư xử, trí thông minh phát triển vượt bậc - Ảnh 2.

Khi có quá nhiều đồ chơi, trẻ sẽ hình thành tính cả thèm chóng chán, đòi hỏi muốn gì được đấy với mức độ ngày càng tăng. Để có được đồ chơi mới, trẻ thậm chí còn ném đồ chơi cũ đi khắp nơi hoặc làm hỏng chúng. Thói quen này sẽ khiến trẻ hình thành thái độ không trân trọng đối với những gì chúng có được, cũng dần trở thành đứa trẻ ngang ngược, đòi hỏi vô lý.

Trẻ có quá nhiều đồ chơi sẽ trở nên xao nhãng, không tập trung

Một nghiên cứu từ Đại học Toledo, Ohio cũng cho thấy những đứa trẻ có nhiều đồ chơi có xu hướng phát triển trí tuệ thấp hơn những đứa trẻ có ít đồ chơi.

Vấn đề ở đây chính là khi trẻ có quá nhiều lựa chọn, chúng sẽ không thể đủ tập trung để nghiên cứu hoặc tìm hiểu về một món nào cả. Chưa kịp chơi xong thứ này, trẻ đã vứt sang một bên để lấy thứ khác chơi.

Kết quả là trẻ có ít đồ chơi sẽ thể hiện sự tương tác với đồ chơi nhiều hơn gấp rưỡi. Nói cách khác, trẻ có nhiều khả năng chơi theo những cách phức tạp hơn, tiên tiến hơn với ít đồ chơi hơn.

Sự khám phá sâu và lâu hơn món đồ chơi có ý nghĩa tích cực đối với nhiều khía cạnh trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Bao gồm chơi theo trí tưởng tượng và giả vờ, thể hiện bản thân, các kỹ năng phối hợp vận động và giải quyết vấn đề của trẻ.

Bố mẹ càng "keo kiệt" ở vấn đề này, con cái lớn lên mới biết cư xử, trí thông minh phát triển vượt bậc - Ảnh 3.

Chính vì vậy, thay vì mua rất nhiều đồ chơi cho con và tiêu tốn nhiều tiền, phụ huynh nên chú ý chọn những món đồ có thể kích thích sự phát triển trí tuệ, tăng tính tò mò, có độ thử thách khiến cho trẻ hứng thú hơn tùy thuộc vào độ tuổi. Quan trọng nhất là hãy tạo cho trẻ có cơ hội được tìm tòi khám phá và chơi một cách tập trung nhất khi không bị quá nhiều đồ chơi xung quanh làm cho xao nhãng, mau chán.

Ngoài ra, một số loại đồ chơi tương tác mà cả trẻ em và người lớn đều có thể chơi cùng nhau sẽ càng tuyệt hơn nữa. Trong quá trình chơi, trẻ còn được trau dồi khả năng hợp tác và tinh thần đồng đội ngay từ nhỏ. Ngày thường bố mẹ bận rộn và không có nhiều thời gian rảnh để đồng hành cùng con nên thời gian cùng con chơi đồ chơi sẽ thúc đẩy mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái khắng khít hơn.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X