Bé được ôm ấp, vỗ về từ nhỏ sẽ có nền tảng để khỏe mạnh, hạnh phúc suốt đời

Mẹ thường nghe mọi người nói rằng ôm con quá nhiều sẽ làm hư bé. Thế nhưng, một nghiên cứu cho thấy, trẻ được ôm ấp, vỗ về từ nhỏ sẽ có sự phát triển rất khác biệt so với những em bé không được ôm ấp. Nghiên cứu mới nhất của Đại học Notre

Mẹ thường nghe mọi người nói rằng ôm con quá nhiều sẽ làm hư bé. Thế nhưng, một nghiên cứu cho thấy, trẻ được ôm ấp, vỗ về từ nhỏ sẽ có sự phát triển rất khác biệt so với những em bé không được ôm ấp.

Nghiên cứu mới nhất của Đại học Notre Dame cho thấy, trẻ em được ôm ấp, yêu thương từ nhỏ nhiều hơn sẽ có cơ hội tốt hơn để trở thành những con người khỏe mạnh, thích nghi tốt hơn.

Một bức ảnh hiện đại, trực quan sinh động nhất đã chứng minh bé cảm nhận rất rõ cảm giác được yêu thương. Nhà thần kinh học người Mỹ Rebecca Sax tìm tòi và dành nhiều năm ròng để nghiên cứu để tìm ra câu trả lời.

VE_2KtPItS94g1eMoh6SjyzHBQyJJNXWdsrqnFWJZiKI4EXBAASlW33BHx89sWJ5gdMqd0kM9GkKC13cTluU1bRd4Yd0nXI

Nụ hôn này đã kích hoạt một phản ứng hoá học trong bộ não con trai của cô ấy, và tạo ra rất nhiều hormone oxytocin – một loại hormone thể hiện sự gắn bó và tình yêu

Rebecca và các đồng nghiệp đã lựa chọn phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI chụp não bộ để chứng minh mối liên hệ giữa mẹ và con. Trong suốt 6 năm nghiên cứu, kết quả gây sốc thực sự chỉ được công bố rộng rãi sau khi bức ảnh chụp cộng hưởng từ đầu tiên chụp cô cùng cậu con trai 2 tháng tuổi của mình được thực hiện.

Đây là hình ảnh cộng hưởng từ đầu tiên trên thế giới chiếu sự kết nối giữa một người mẹ và con. Nụ hôn này đã kích hoạt một phản ứng hoá học trong bộ não con trai của cô ấy, và tạo ra rất nhiều hormone oxytocin – một loại hormone thể hiện sự gắn bó và tình yêu. Đây thực sự là bức ảnh tuyệt vời và hoàn toàn đánh bại những quan điểm cho rằng “Trẻ con thì biết gì”.

O3gkY6AIzlei69iAxRsWnS-ol2b6c0YmpLB5xvM87LZXn3l-x0OtaLYv8s2AKgi2mmqkHG9BsnNLSwtGvslp98EuElY4HQ

Mẹ con nhà thần kinh học Rebecca Sax

Nhà thần kinh học Rebecca Sax và cũng là người mẹ trong bức ảnh trên cho biết: “Giây phút con trai chào đời được đặt nằm trên ngực tôi, con thật ấm áp và bụ bẫm biết bao. Lần đầu tiên tôi nhìn vào đôi mắt đen láy của con và tôi biết: Tôi vô cùng yêu con, và tôi muốn tìm hiểu não bộ của con càng sớm càng tốt. Tôi đã dành nhiều giờ đồng hồ nghiên cứu trong máy quét MRI cùng với con trai bé bỏng của mình để tìm cách thu thập dữ liệu“.

Hình ảnh cộng hưởng từ vô cùng đặc biệt này được thực hiện không nhằm mục đích chẩn đoán, mà đơn giản là tạo ra một hình ảnh trực quan nhất về cảm nhận được yêu thương của một em bé sơ sinh khi được mẹ ôm ấp, vỗ về bé.

Kết quả hình ảnh cho bế bé"

Trẻ em được ôm ấp, yêu thương từ nhỏ nhiều hơn sẽ có cơ hội tốt hơn để trở thành những con người khỏe mạnh, thích nghi tốt hơn

Bức ảnh cho thấy khi cha mẹ trao cho con sự yêu thương, trìu mến thì đứa trẻ cũng sẽ nhận được tình cảm y như vậy. Não của trẻ được kích thích tiết ra loại hormone đặc biệt giúp gắn kết và yêu thương nhiều hơn. Sự lan tỏa tình yêu thương là có thật, bất cứ đứa trẻ nào cũng xứng đáng được đón nhận.

Nghiên cứu mới nhất của Đại học Notre Dame đăng tải trên tạp chí Khoa học Phát triển ứng dụng khuyến khích các bậc cha mẹ nên thường xuyên thể hiện tình cảm với con ngay từ khi bé sinh ra.

Nếu hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI cho thấy bé cảm thấy hạnh phúc khi được yêu thương thì nghiên cứu mới cho thấy: Trẻ em được ôm ấp, yêu thương từ nhỏ nhiều hơn sẽ có cơ hội tốt hơn để trở thành những con người khỏe mạnh, thích nghi tốt hơn.

Các nhà nghiên cứu đã hỏi những người trưởng thành những câu hỏi như: Khi còn nhỏ, bạn có hay được bố mẹ ôm ấp không? Bạn có được chơi tự do ngoài trời hay trong nhà không? Gia đình bạn có hay cùng nhau chơi, tụ tập ở trong nhà hay bên ngoài không? Bạn có cảm giác được gia đình che chở, nâng đỡ không?

Kết quả hình ảnh cho bế bé"

Quan niệm giáo dục phương Đông thường cho rằng ôm con quá nhiều sẽ làm hư bé

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người được ôm ấp, yêu thương, được chơi tự do nhiều hơn khi còn nhỏ sẽ ít bị tuyệt vọng, lo lắng hơn. Họ cũng nhiệt tình, đồng cảm với người khác hơn. Trong khi đó, những người không được như vậy khi còn nhỏ thường có sức khỏe tinh thần yếu hơn, ít có khả năng kết nối hơn và ít đồng cảm hơn với người khác.

Giáo sư tâm lý Darcia Narvaez, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, người cởi mở với những tiếp xúc thân thể thường tự tin hơn. Ngược lại, người mắc chứng lo hãi xã hội haydo dự khi phải thể hiện tình cảm qua việc ôm, ngay cả khi đối phương là bạn bè.

Tránh ôm đôi khi cảnh báo dấu hiệu của chứng tự kỷ, bắt nguồn sâu xa từ sự thiếu quan tâm, thể hiện tình cảm của cha mẹ. Do đó, việc bố mẹ thường xuyên ở bên con, bố mẹ ôm ấp, vỗ về bé thì con sẽ khôn lớn nhanh hơn và sống tình cảm, gắn bó với gia đình hơn.

Đừng để một ngày khi con lớn lên, bố mẹ sẽ cảm thấy nhớ cảm giác được ôm ấp, vỗ về một đứa trẻ, như lời tự sự của một bà mẹ Việt sống ở Na Uy khiến nhiều ông bố, bà mẹ phải suy ngẫm:

Khi thời gian qua đi, mọi thứ bạn làm và bạn trải qua có thể sẽ trở thành lần cuối cùng.Đó là lần cuối cùng bạn cho con bú. Con ngủ với bạn sau cả một ngày dài ở trường, và đó là lần cuối cùng bạn có thể ôm con ngủ xuyên đêm cho tới khi nó muốn ngủ ở phòng riêng.

Một ngày nào đó bạn bế con bên hông và đặt con ngồi vào ghế, rồi không bao giờ ẵm con lên được theo cách đó thêm lần nào nữa. Bạn dạy con cách mặc quần áo, và từ ngày đó con thích tự mặc cho riêng mình. Đôi bàn tay nhỏ xíu từng bám chặt lấy tay mẹ giờ đã buông dần ra. Con sẽ ôm bạn và đòi âu yếm giữa đêm, biết đâu đó là lần cuối cùng bạn phải thức dậy để dỗ dành.

Một buổi chiều bạn hát cho con nghe khi đẩy xe nôi đi dạo, làm đủ thứ để con ngừng khóc, rồi sau đó không bao giờ hát những bài hát đó nữa. Con sẽ hôn tạm biệt mẹ ở cổng trường, thậm chí khóc khi bố mẹ rời đi. Và ngày hôm sau con mải chạy chơi quên lời tạm biệt, thậm chí tự đi bộ tới trường.

Kết quả hình ảnh cho bế bé"

Còn nhiều khoảnh khắc cuối cùng nữa, như là câu chuyện cuối cùng còn được đọc trước khi đi ngủ, như là lần cuối lau khuôn mặt lem nhem của con sau giờ ăn, hay là lần cuối con chạy tới và đòi bố mẹ bế bồng lên cao.

Chỉ đến khi nó qua rồi, chúng ta mới nhận ra. Khi con không còn bé nữa, chúng ta mới khao khát giá như có thêm một ngày nữa. Giá như, còn có thêm một hay nhiều hơn một những “lần cuối cùng” như thế.”

Theo GĐM

BÀI LIÊN QUAN
X