Bác sĩ nhi hướng dẫn “6 nên, 4 đừng” khi chăm sóc trẻ F0 tại nhà

Nhận biết trẻ bị nhiễm Covid-19 Các mẹ cần học cách nhận biết những dấu hiệu khi con chớm bị mắc Cô Vi. Theo hướng dẫn chăm trẻ F0 của bác sĩ thì sẽ có những triệu chứng mẹ cần lưu ý. Dấu hiệu hay gặp nhất là trẻ bị sốt ho. Ảnh mang tính

Nhận biết trẻ bị nhiễm Covid-19

Các mẹ cần học cách nhận biết những dấu hiệu khi con chớm bị mắc Cô Vi. Theo hướng dẫn chăm trẻ F0 của bác sĩ thì sẽ có những triệu chứng mẹ cần lưu ý. Dấu hiệu hay gặp nhất là trẻ bị sốt ho.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: uweekly

Một số bé sẽ bị chảy mũi, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, nôn, biếng ăn… Nhưng cái khó là một số bé lại không hề có bất kỳ biểu hiện gì. Do đó, mẹ phải thường xuyên trông chừng con.

Nếu bé chẳng may có tiếp xúc với F0 thì tốt nhất mẹ nên test nhanh cho con tại nhà đúng cách, hoặc báo cho y tế phường để được hướng dẫn. Trường hợp bé bị 2 vạch, mẹ nên báo với phường để được trợ giúp y tế.

Đừng tùy tiện chữa cho con theo các mẹo được bày trên mạng. Trẻ F0 có thể theo dõi tại nhà khi không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Bao gồm nhịp thở bình thường, không bị ngạt, thiếu oxy, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời.

Trẻ vẫn tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, ti mẹ hay ăn uống bình thường, không mắc bệnh nền, bệnh bẩm sinh thì có thể theo dõi tại nhà.

“6 nên và 4 đừng” khi chăm sóc trẻ F0

1. Nên làm 6 việc

– Thứ nhất là cho con ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, không kiêng nước, cho con tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ.

– Thứ hai là đo nhiệt độ sát sao cho con, cần đo chỉ số SpO2 ít nhất 2 lần/ngày.

– Thứ ba là có sẵn thuốc hạ sốt phòng khi con nóng sốt. Có thể dùng Paracetamol (Hapacol, Efferalgan, Doliprane, Tylenol…) với liều 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, 2 lần cách nhau ít nhất 4 tiếng.

– Nếu con bị chảy nước mũi hoặc nước mũi quá đặc phải vệ sinh mũi cho con thường xuyên. Trường hợp chỉ chảy mũi ít, không có biểu hiện khó thở thì chỉ cần lấy khăn mềm sạch lau cho con.

– Trẻ ho thì cần dùng thuốc ho nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.

– Nên theo sát các dấu hiệu của con, nếu có bất thường cần liên hệ cấp cứu. Các dấu hiệu gồm thở gấp, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực. Biểu hiện li bì hoặc lờ đờ. Trẻ bỏ ti sữa, bỏ ăn. Môi hoặc đầu ngón tay, chân tím tái.

Đặc biệt nếu chỉ số SpO2 dưới 95% thì cần đi bệnh viện ngay.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: Gaya Chandramohan, channelnewsasia

2. 4 việc đừng nên làm

– Đừng tự ý sử dụng 2 loại thuốc ho cùng lúc hoặc các loại thuốc có thành phần giảm họ, chống dị ứng. Dùng thuốc ho nên có hướng dẫn bác sĩ.

– Đừng lạm dụng các loại vitamin, đừng ép con uống quá nhiều vitamin C để tăng đề kháng.

– Đừng nên cho con xông hơ lá, tinh dầu vì có thể làm tăng sự khó chịu của con và có thể bị bỏng.

– Tuyệt đối đừng dùng các thuốc kháng sinh, corticoid, thuốc diệt virus… Không được tự ý mua theo các đơn thuốc trên mạng cho con uống.

Lưu ý là các mẹ cũng đừng tùy tiện chia sẻ đơn thuốc của con mình lên mạng. Thể chất mỗi trẻ là khác nhau, nếu uống nhầm thuốc có thể gây nguy hiểm.

Lời khuyên của bác sĩ nhi

Như đã nói ở trên, việc đầu tiên khi phát hiện con bị nhiễm Cô Vi là bố mẹ phải giữ bình tĩnh. Bác sĩ nhi cho biết rất nhiều trẻ tự khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc.

Theo bác sĩ, điều quan trọng nhất là chăm sóc và theo dõi con sát sao. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, không tùy ý dùng theo đơn trên mạng. Bên cạnh đó, bố mẹ cần hỗ trợ con về mặt tâm lý.

hình ảnh

Sau 3 ngày điều trị tại nhà, cả người mẹ và bé gái ở Hà Nội đều có chuyển biến sức khỏe tốt. Ảnh minh họa, nguồn: Tuổi Trẻ online

Bố mẹ nên trấn an, tâm sự với con, giải đáp thắc mắc để con không sợ hãi. Trong nhà tốt nhất nên lựa chuyện vui mà nói, hạn chế tuyệt đối những tin tức khiến trẻ hoang mang.

Bố mẹ cố gắng cho con sinh hoạt bình thường, nghỉ ngơi tử tế. Hướng dẫn con cách chống lây lan như rửa tay, sử dụng khăn giấy khi hắt hơi, vứt vào thùng rác. Dù đang cách ly nhưng bố mẹ nên cho con được giải trí như xem ti vi, vận động trong phòng, chơi trò chơi online…

Hy vọng với hướng dẫn 6 nên 4 không khi chăm trẻ F0 sẽ giúp các mẹ yên tâm hơn. Nhưng tốt nhất vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh, giúp trẻ tránh bị lây nhiễm là điều quan trọng nên làm.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X