6 thói quen xấu bất kỳ đứa trẻ nào cũng mắc phải nhưng lỗi lại là… do bố mẹ

1. Thói quen ngắt lời, làm phiền khi người lớn nói chuyện Khi con cắt ngang trong lúc bạn đang nói chuyện, nếu bạn bảo con đừng làm vậy thì sẽ không có kết quả – Nguồn: Bright Side Trong trường hợp này, nếu bạn chỉ nói với con: ‘Con không được cắt lời bố/mẹ

1. Thói quen ngắt lời, làm phiền khi người lớn nói chuyện

  Khi con cắt ngang trong lúc bạn đang nói chuyện, nếu bạn bảo con đừng làm vậy thì sẽ không có kết quả - Nguồn: Bright Side

Khi con cắt ngang trong lúc bạn đang nói chuyện, nếu bạn bảo con đừng làm vậy thì sẽ không có kết quả – Nguồn: Bright Side

Trong trường hợp này, nếu bạn chỉ nói với con: ‘Con không được cắt lời bố/mẹ như thế!’ sẽ không có tác dụng gì cả.

Hàng ngày, hãy dạy con đợi mọi người nói chuyện xong rồi mới được lên tiếng trong khi cả nhà đang ăn cơm hoặc bố mẹ đang nói chuyện điện thoại.

Ví dụ, trước khi gọi hoặc nghe điện thoại của ai, bạn cần nói với con: ‘Bố/Mẹ sẽ nói chuyện điện thoại bây giờ, con đừng quấy mẹ nhé. Lát nữa xong mẹ sẽ ra chơi với con’.

Nếu trẻ chưa biết xem đồng hồ, bạn có thể cho con biết khi kim dài chỉ đến số mấy thì bạn sẽ nói chuyện xong, như vậy trẻ sẽ học được cách kiên nhẫn và tôn trọng người khác.

2. Con bạn nghịch hàng hóa trong cửa hàng hoặc đòi mua gì đó bằng được

  Hãy cho con biết bạn mua sắm có kế hoạch - Nguồn: Bright Side

Hãy cho con biết bạn mua sắm có kế hoạch – Nguồn: Bright Side

Bạn cần cho con hiểu bố mẹ không thể chiều theo mọi ước muốn của con: Bố mẹ không thể mua hết mọi thứ và cũng có nhiều thứ không cần thiết.

Trẻ con có xu hướng nghĩ bạn đi mua đồ một cách tùy hứng chứ không phải theo danh sách.

Vì thế, trước khi đi mua đồ cùng con, hãy lập một danh mục các sản phẩm cần mua (nếu con chưa biết đọc, hãy vẽ tranh) rồi để con quản lý tờ giấy này.

Như vậy, con sẽ không đòi hỏi vô lý và còn học cách chi tiêu từ bạn.

3. Con bạn nói chuyện trống không

Bạn nên dạy con cách nói chuyện lịch sự, lễ phép càng sớm càng tốt. Nếu trẻ có biểu hiện nói chuyện trống không, đừng trả lời con hoặc làm giúp điều gì cho đến khi trẻ nói đầy đủ.

Ngoài ra, bố mẹ nên nhắc con chào và cảm ơn người khác nếu con quên.

4. Chỉ trỏ, nói xấu người khác

  'Mẹ ơi, bà kia béo chưa kìa!' - hãy cho con hiểu có những điều nói ra sẽ làm người khác xấu hổ hoặc tổn thương - Nguồn: Bright Side

‘Mẹ ơi, bà kia béo chưa kìa!’ – hãy cho con hiểu có những điều nói ra sẽ làm người khác xấu hổ hoặc tổn thương – Nguồn: Bright Side

Trẻ con không hiểu rằng có những điều không nên nới với người khác vì sẽ làm họ xấu hổ hoặc tổn thương.

Để giải quyết vấn đề này, bố mẹ cần đưa ra một danh sách những điều con không nên nhận xét người khác, hoặc nếu có nói thì chỉ nên nói riêng với bố mẹ.

5. Trẻ rất sợ khi không có bố mẹ bên cạnh

  Hãy để con tự do khám phá - Nguồn: Bright Side

Hãy để con tự do khám phá – Nguồn: Bright Side

Nếu con bạn luôn cần bạn kè kè bên cạnh thì có nghĩa là bạn đã đưa ra quá nhiều cảnh báo và khiến trẻ sợ sệt thế giới xung quanh.

Trong đầu trẻ luôn nghĩ rằng: Nếu mình trượt cầu trượt, mình sẽ bị ngã hoặc rách quần áo, v.v. Vì thế, khi bạn để con tự do chơi ở sân chơi, thường trẻ sẽ rất rụt rè và không dám ‘mạo hiểm’.

Để tình trạng này không xảy ra, hãy dặn con cẩn thận rồi quan sát con từ xa, để con tự khám phá và trải nghiệm.

6. Con bạn quấy rầy người khác

  Cần nghiêm khắc để con hiểu được sự tôn trọng và quyền riêng tư - Nguồn: Bright Side

Cần nghiêm khắc để con hiểu được sự tôn trọng và quyền riêng tư – Nguồn: Bright Side

Nếu bạn luôn chiều theo ý muốn của con, ví dụ, cho con nghịch túi xách hoặc chơi điện thoại, trẻ có xu hướng cho rằng những người khác cũng sẽ sẵn lòng cho phép con làm như vậy.

Nếu thấy con bạn làm phiền người khác, bạn cần nghiêm khắc với con và giải thích cho con hiểu về sự tôn trọng.

Quỳnh Anh

BÀI LIÊN QUAN
X